Lai tạo chủng nấm rơm mới nhằm đa dạng hóa các chủng nấm,từ 02 chủng nấm ở Đồng bằng Sông Cửu Long, được tiến hành thí nghiệm lai chéo tạo 25 tổ hợp lai. Kết quả chọn được 14 tổ hợp có hiện tượng lai chéo trên môi trường PDA. Thực hiện thí nghiệm kiếm tra tốc độ sinh trưởng trên môi trường PDA và khả năng phân giải cellulose trên môi trường CMC đã chọn ra 05 tổ hợp có kết quả cao nhất là A1B4, A2B1, A3B5, A4B4, A5B5. Sau khi trồng thử nghiệm trong nhà trồng có 03 chủng nấm lai cho quả thể là A1B4, A2B1 và A5B5 với năng suất lần lượt là 460,93 g, 416,41 g và 385,20 g trên 6 kg chất khô rơm. Kết hợp với kết quả giải trình tự 02 chủng nấm mới có tiềm năng là A1B4 và A2B1 chủng nấm này đều thuộc chủng Volvariellavolvacea. Hai chủng nấm này có năng suất tương đối cao và màu sắc sáng đẹp so với các chủng nấm ban đầu.
Từ Khóa: Kỹ thuật lai tạo, nấm rơm (Volvariellavolvacea), rơm rạ
Trần Nhân Dũng, Đỗ Tấn Khang, 2012. ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÁC GIỐNG XOÀI (MANGIFERA SP.) BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22a: 175-185
Trần Nhân Dũng, Trần Thị Lê Quyên, 2012. ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÁC GIỐNG/DÒNG MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) DỰA TRÊN DẤU PHÂN TỬ ISSR Ở BÌNH DƯƠNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 253-261
Trần Nhân Dũng, Đỗ Tấn Khang, Lương Thị Thu Thảo, 2012. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI ARTOCARPUS. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24b: 37-45
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên