Hai mươi dòng nấm ăn được thu thập trong tự nhiên và ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long để phân tích đa dạng di truyền. Vùng trình tự ITS1-5,8S-ITS2 của DNA ribosom nhân được khếch đại bằng kỹ thuật PCR với cặp mồi chung là ITS1 và ITS4, sau đó được giải trình tự, so sánh trên cơ sở dữ liệu NCBI để xác định loài, sử dụng phần mềm PAUP 4.0 để xây dựng giản đồ phả hệ. Kết quả đã xác định các dòng nấm rơm đều thuộc loài Volvariellavolvaceae, các dòng nấm bào ngư trắng đều thuộc loài Pleurotusfloridanus, các dòng nấm bào ngư nhật thuộc loài Pleurotus cystidiosus, dòng nấm bào ngư xám thuộc loài Pleurotuspulmonarius, hai dòng nấm dai thuộc loài Lentinussquarrosulus, hai dòng nấm kim châm thuộc loài Flammulinavelutipes, dòng nấm trân châu thuộc loài Agrocybeaegerita, dòng nấm mèo thuộc loài Auriculariapolytricha. Bốn dòng nấm linh chi thuộc ba loài: Ganodermatropicum, Ganodermalucidum, Ganodermagibbosum. Giản đồ phả hệ cũng cho thấy mức tương quan di truyền giữa các loài nấm khảo sát có mức gắn bó boostrap cao, có thể kết luận các loài này có nguồn gốc rất gần nhau.
Từ Khóa: Đa dạng di truyền, ITS (Internal Transcribed Spacer), nấm, nghiên cứu phả hệ
Trần Nhân Dũng, Đỗ Tấn Khang, 2012. ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÁC GIỐNG XOÀI (MANGIFERA SP.) BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22a: 175-185
Trần Nhân Dũng, Trần Thị Lê Quyên, 2012. ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÁC GIỐNG/DÒNG MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) DỰA TRÊN DẤU PHÂN TỬ ISSR Ở BÌNH DƯƠNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 253-261
Trần Nhân Dũng, Đỗ Tấn Khang, Lương Thị Thu Thảo, 2012. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI ARTOCARPUS. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24b: 37-45
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên