Nấm Hoàng Kim (Pleurotus citrinopileatus) là loại nấm ăn ngon, giá trị dinh dưỡng và dược chất cao; quả thể màu vàng, hình dạng đẹp. Trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của 6 loại cơ chất trong giai đoạn nuôi trồng, kết quả cho thấy cơ chất 80% mùn cưa: 20% rơm có năng suất cao nhất (172,37 g) tương đương với nghiệm thức đối chứng 100% mùn cưa (163,11 g); chiều dài quả thể và số tai nấm/cụm ở nghiệm thức 80% mùn cưa: 20% rơm (10,33 cm và 101,67 tai/cụm) khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 100% mùn cưa (11 cm và 99 tai/cụm). Trong điều kiện khan hiếm mùn cưa như hiện nay, nghiệm thức phối trộn này có thể được ứng dụng trong trồng nấm Hoàng Kim.
Trần Nhân Dũng, Đỗ Tấn Khang, 2012. ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÁC GIỐNG XOÀI (MANGIFERA SP.) BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22a: 175-185
Trần Nhân Dũng, Trần Thị Lê Quyên, 2012. ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÁC GIỐNG/DÒNG MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) DỰA TRÊN DẤU PHÂN TỬ ISSR Ở BÌNH DƯƠNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 253-261
Trần Nhân Dũng, Đỗ Tấn Khang, Lương Thị Thu Thảo, 2012. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI ARTOCARPUS. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24b: 37-45
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên