Six samples belonging to the Artocarpus genus were collected from some regions including Tien Giang, Can Tho and Ho Chi Minh. Firstly, the ploidy level of the samples was determined by Flow cytometry method. After extraction, DNA samples were used as the templates for PCR reactions which aimed at the ITS region and the matK gene using primers ITS1/ITS4 (White et al., 1990) and primers matK-VF/matK-VR (Tina, 2005). These isolated fragments were sequenced, and then analysed by PAUP 4.0 program with parsimony method to generate the relative phylotree of the samples. In addition, the leaf protein was also extracted to study the genetic difference using the SDS-PAGE method. The results showed that there were three ploidy level consisting of 2n, 3n and 4n. The results obtained from ploidy analysis and ITS region depicted that H.TG, H.SG and H.CT were Artocarpuscamansi while K.CT1 and K.CT2 were Artocarpusaltilis, and K.TG was the hybrid between Artocarpusaltilis and Artocarpusmariannensis. However, the matK region and protein profile could not distinguish species including A. altilis, A. mariannensis and the hybrid between A. altilisandA. mariannensis.
Title: Study the genetic characteristics of several Artocarpus spp.
TóM TắT
Sáu mẫu cây thuộc chi Artocarpus trong thí nghiệm được thu thập từ một số địa điểm khác nhau thuộc các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, và TPHCM. Trước hết, mức độ đa bội thể của các mẫu được xác định thông qua phương pháp dòng chảy tế bào (Flow cytometry). Các mẫu DNA sau khi ly trích được dùng để thực hiện phản ứng PCR với các cặp mồi ITS1/ITS4 (White et al. 1990) và matK-VF/matK-VR (Tina, 2005) để khuếch đại vùng gene ITS và matK. Trình tự của hai gene này sau đó được phân tích bằng phần mềm PAUP 4.0 theo phương pháp parsimony, để dựng giản đồ phả hệ thể hiện mối tương quan của các cây được nghiên cứu. Protein lá của các mẫu cây cũng được nghiên cứu bằng kỹ thuật điện di SDS-PAGE. Kết quả thu được cho thấy các cây có mức độ đa bội thể khác nhau (2n, 3n, 4n). Khảo sát mức đa bội thể và trình tự gene ITS cho kết quả: có thể các cây H.TG, H.SG và H.CT là Artocarpuscamansi, K.CT1 và K.CT2 là Artocarpusaltilis, K.TG là cây lai Artocarpusaltilis x Artocarpusmariannensis. Tuy nhiên, trình tự đoạn matK và phổ điện di SDS-PAGE protein chưa thể dùng phân biệt các loài A. altilis, A. mariannensis và cây lai A. altilisxA. mariannensis trong thí nghiệm này.
Từ khóa: Dòng chảy tế bào, giản đồ phả hệ, ITS, matK, SDS-PAGE
Trần Nhân Dũng, Đỗ Tấn Khang, 2012. ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÁC GIỐNG XOÀI (MANGIFERA SP.) BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22a: 175-185
Trần Nhân Dũng, Trần Thị Lê Quyên, 2012. ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÁC GIỐNG/DÒNG MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) DỰA TRÊN DẤU PHÂN TỬ ISSR Ở BÌNH DƯƠNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 253-261
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên