Nghiên cứu này khảo sát khả năng và cơ chế kích kháng bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae pv. oryzae) gây ra khi ngâm hạt giống kết hợp phun lên lá lúa dịch trích lá cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides) trong điều kiện nhà lưới. Ba nồng độ dịch trích gồm 1%, 2% và 3% (w/v) được sử dụng để ngâm hạt và phun lá. Lá lúa được phun ở hai thời điểm 7 và 14 ngày trước chủng bệnh (NTCB). Hai nghiệm thức kết hợp ngâm hạt 2% + phun lá 3% 7 NTCB và ngâm hạt 2% + phun lá 1% 7 NTCB có hiệu quả giảm bệnh khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng không xử lý, trong đó nghiệm thức kết hợp ngâm hạt 2% + phun lá 3% 7 NTCB có hiệu quả cao nhất ở cả ba thời điểm 7, 14 và 21 ngày sau chủng bệnh. Hiệu quả giảm bệnh có liên quan đến cơ chế kích kháng do hoạt tính của bốn enzyme liên quan đến cơ chế kháng bệnh bạc lá gồm peroxidase, catalase, polyphenol oxidase và phenylalanine ammonia lyase tăng khi hạt và lá lúa được xử lý với dịch trích Cỏ cứt heo, đặc biệt khi có sự hiện diện của mầm bệnh.
Tạp chí: Thực trạng giảng dạy các môn lý luận chính trị theo chương trình mới ở các trường đại học & cao đẳng hiện nay, HỘI TRƯỜNG ATL, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHU II, ĐƯỜNG 3/2, PHƯỜNG XUÂN KHÁNH, QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ, NGÀY 18/11/2023
Tạp chí: Nâng cao chất lượng dạy, học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới/Hội thảo khoa học/Bộ giáo dục và Đào tạo/12/2023
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên