Bài viết trình bày việc thiết kế và thực hiện hệ thống giám sát các khí độc hại nhằm cung cấp thông tin cảnh báo kịp thời về tình trạng ô nhiễm không khí gây ra do các mương, rạch xả nước thải. Hệ thống xây dựng một mạng cảm biến không dây chuyền dữ liệu theo chuẩn truyền thông LoRa cho phép truyền dữ liệu khoảng cách xa lên đến vài kilômét trong các đô thị. Các cảm biến tại các nút cảm biến sử dụng để giám sát, phát hiện các khí độc như amoniac (NH 3 ), hydro sunfua (H 2 S),… thoát lên từ mặt nước tại các mương, rạch xả nước thải vượt quá mức cho phép. Dữ liệu từ các nút cảm biến sẽ gửi về trạm gốc. Trạm gốc làm nhiệm vụ tập hợp và cập nhật dữ liệu liên tục lên cơ sở dữ liệu điện toán đám mây để lưu trữ. Một giao diện web được phát triển nhằm cung cấp các biểu đồ trực quan từ dữ liệu thu thập được về nồng độ các khí độc. Sau thời gian thiết kế, hệ thống đã được triển khai thực nghiệm, đánh giá tại các vị trí được chọn lựa phù hợp trong khuôn viên Khu 2 của Trường Đại học Cần Thơ với các kết quả ban đầu rất khả quan.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên