Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng tái sử dụng dưỡng chất trong nước thải sau khi xử lý qua hầm ủ biogas để sản xuất tảo Spirulina sp. phục vụ canh tác nông nghiệp hoặc chế biến thức ăn gia súc. Nước thải sau hầm biogas được pha loãng với nước máy theo tỷ lệ 2 : 1 để giảm màu trước khi đưa vào ao tảo. Các thí nghiệm tiến hành trên mô hình ao nuôi thâm canh tảo với ba nghiệm thức nạp nước thải khác nhau: (i) nước thải không sục khí, (ii) nước thải được sục khí trong 30 phút, và (iii) nước thải được sục khí 45 phút trước khi đưa vào ao tảo. Kết quả đo đạc cho thấy khi vận hành các mô hình ở thời gian tồn lưu nước 3 ngày, tải nạp nước 0,1 m3.m-2.ngày-1, sinh khối tảo thu được ở nghiệm thức nạp nước thải qua sục khí 30 phút là 2186 mg/m3, cao khác biệt so với nghiệm thức nạp nước thải không sục khí là 1328 mg/m3, tuy nhiên lại không khác biệt với nghiệm thức nạp nước thải qua sục khí 45 phút là 2218 mg/m3. Như vậy có thể tận dụng nước thải từ hầm ủ biogas sau khi sục khí 30 phút để nuôi thâm canh sinh khối tảo Spirulina sp. sử dụng làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc.
Tạp chí: Kỷ yếu hội thảo khoa học quản lý dịch hại tổng hợp cây trồng theo hướng hữu cơ sinh học trong phát triển nông nghiệp xanh, . Trường Cán Bộ Quản lý Nông Nghiệp và PTNN 2. Thành Phố HCM
Tạp chí: Hội nghị Quốc gia về nghiên cứu cơ bản và ứng dụng công nghệ thông tin lần thứ 10 (FAIR 2017) nghị Quốc gia về nghiên cứu cơ bản và ứng dụng công nghệ thông tin lần thứ 10 (FAIR 2017)
Tạp chí: Hội thảo khoa học Sinh lý thực vật toàn quốc - Sinh lý thực vật ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao, lần 2 năm 2017, ngày 8-9 tháng 12 năm 2017
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên