Nghiên cứu mô hình toán học về động học quá trình sấy có ý nghĩa quan trọng cho việc xác định hệ số khuếch tán ẩm (Deff), cũng như giúp hiểu rõ bản chất, phỏng đoán và giám sát quá trình sấy. Trong nghiên cứu này, mô hình hóa toán học về động học quá trình sấy được thực hiện đối với tôm sú (độ ẩm 81% - wb) với 3 phương pháp sấy khác nhau là sấy đối lưu không khí nóng ở nhiệt độ 60 °C; sấy chân không có gia nhiệt bằng điện trở ở áp suất 70 mbar, nhiệt độ 60 °C; sấy chân không vi sóng trên thiết bị mWaveVac0150-lc (Püschner – Đức) ở điều kiện áp suất chân không từ 60 mbar đến 120 mbar, năng lượng phát vi sóng từ 300 W đến 500 W. Mô hình toán Lewis được sử dụng, kết hợp định luật 2 của Fick để xác định sự khuếch tán ẩm bên trong và trên bề mặt vật liệu ra môi trường. Với các giá trị ban đầu và điều kiện biên thích hợp, giải pháp Crank được áp dụng với giả thuyết vật liệu tôm sấy ở dạng tấm phẳng vô hạn, các công thức toán học được đơn giản hóa để thể hiện quan hệ giữa hàm ẩm và hệ số khuếch tán thông qua hàm số . Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị hệ số khuếch tán ẩm (Deff) ứng với từng phương pháp sấy khác nhau được xác định; trong đó Deff với sấy chân không vi sóng có giá trị lớn hơn đến 65 lần và đến 27 lần so với giá trị có được tương ứng ở sấy đối lưu và sấy chân không.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên