Sản xuất lúa hiệu quả cao và giảm phát thải khí nhà kính là chiến lược nghiên cứu và phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL, Viện MDI đã và đang thực hiện mô hình canh tác “1 Phải 6 Giảm” so sánh với kỹ thuật canh tác “Truyền thống” từ năm 2010 đến nay để xây dựng qui trình canh tác hiệu quả cao - carbon thấp và khuyến cáo cho sản xuất. Kết quả thử nghiệm tại năm tỉnh An Giang, Kiên Giang, TP. Cần Thơ, Tiền Giang và Hậu giang cho thấy áp dụng mô hình 1P6G: thân lúa có xu hướng ngắn hơn, đường kính lóng to hơn, rễ lúa dài hơn, số hạt chắc nhiều hơn và đạt năng suất bình quân cao hơn 0,6 tấn/ha/vụ (11%) so với mô hình canh tác truyền thống; Mô hình 1P6G đã giảm giống, phân N, thuốc BVTV và tăng lợi nhuận trung bình 8 tr.đ/ha/vụ; giảm lượng nước tưới 2516 m3/vụ (44%) và giảm lượng khí phát thải 2,46 tấnCO2e/ha/vụ so vơi mô hình Truyền thống tại tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu này cho thấy mô hình kỹ thuật 1P6G rất tiềm năng phát triển góp phần nâng cao thu nhập cho nhà nông, cải thiện môi trường, hướng tới một nền nông nghiệp carbon thấp, thân thiện với môi trường.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên