Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Tạp chí trong nước 2024
Số tạp chí 4(2024) Trang: 100-105
Tạp chí: Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y
Liên kết:

Thoái hóa khớp gối là bệnh phổ biến, gây tàn tật, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của vật nuôi nói chung và các giống chó nuôi nói riêng. Tế bào gốc trung mô (MSCs) là các tế bào gốc đa năng với tiềm năng biệt hóa đa dòng và khả năng tự đổi mới. Trong đó, MSCs phân lập từ tủy xương (BMSCs) được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng. Bởi, BMSCs được chứng minh an toàn và có khả năng tránh phản ứng đào thải của cơ thể vật chủ. Tuy nhiên, BMSCs có hạn chế về số lượng và khả năng tăng sinh trong quá trình nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Các nghiên cứu trước đây chứng minh rằng, tế bào gốc phân lập từ cơ thể chưa trưởng thành có số lượng và khả năng tăng sinh cao hơn tế bào cùng loại phân lập từ cơ thể trưởng thành. Trong nghiên cứu này, tế bào được phân lập từ tủy xương chó chưa trưởng thành và được đánh giá xác định đặc tính sinh học bằng các phương pháp đánh giá như khả năng tạo cụm tế bào (Colony forming unit – CFU) trên đĩa nuôi cấy plastic, sự ổn định về hình thái tế bào, khả năng tăng sinh, định danh, và khả năng biệt hóa thành các loại tế bào khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy tế bào được phân lập thành công từ tủy xương chó chưa trưởng thành, có khả năng hình thành cụm tế bào với tần số CFU-f là 5 ± 1 cụm trong 1 triệu đơn bào (Mono Nuclear Cells – MNCs). Hình thái tế bào ổn định và được theo dõi đánh giá dưới kính hiển vi đến lần cấy chuyền thứ 8. Khả năng tăng sinh tế bào nhanh được chứng minh bởi thời gian tăng sinh gấp đôi số lượng (doubling time) dưới 42 giờ nuôi cấy. Tế bào phân lập từ tủy xương chó chưa trưởng thành có biểu hiện bề mặt với các dấu hiệu CD90, CD105, và không biểu hiện với CD34, CD45. Tế bào cũng được chứng minh có khả năng biệt hóa thành tế bào xương, tế bào sụn và tế bào mỡ. Nghiên cứu này đã thành công phân lập và nuôi tăng sinh tế bào gốc BMSCs từ tủy xương chó chưa trưởng thành. Kết quả là tiền đề cho những ứng dụng điều trị bệnh thoái hóa khớp gối trên chó dựa trên tế bào gốc tiềm năng BMSCs phân lập từ tủy xương chó chưa trưởng thành.

Từ khóa: Chó, thoái hóa khớp gối, tủy xương, tế bào gốc trung mô.

Các bài báo khác
Số tạp chí 5 - phần dành cho hội nghị khoa học thú y tại Trường Đại học Cần Thơ(2024) Trang: 91-99
Tạp chí: Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y
Số tạp chí 3(2024) Trang: 90-97
Tạp chí: Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu 1
Số tạp chí 22(2024) Trang: 76-81
Tạp chí: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
Số tạp chí kỳ 2(2024) Trang: 245-247
Tạp chí: Tạp chí thiết bị giáo dục
Số tạp chí 2(2024) Trang: 112-122
Tạp chí: Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một
Số tạp chí 154(2024) Trang: 42-47
Tạp chí: Tạp chí Giáo dục và Xã hội
Số tạp chí 9/2024(2024) Trang: 151-161
Tạp chí: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số tạp chí 85(2024) Trang: 74-86
Tạp chí: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Số tạp chí 229(2024) Trang: 43-51
Tạp chí: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên
Số tạp chí 22(2024) Trang: 13-17
Tạp chí: Tạp chí khoa học và công nghệ đại học Đà Nẵng
Số tạp chí 229(2024) Trang: 184 - 191
Tạp chí: Tạp chí khoa học và công nghệ đại học Thái Nguyên
Số tạp chí 19(2024) Trang: 106-122
Tạp chí: Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kinh tế và Quản trị Kinh doanh


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...