Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý ethanol giúp tăng cường hiệu suất thu hồi chất xơ được thu nhận từ phụ phẩm quả cam sành (Citrus sinensis), thể hiện qua hàm lượng chất xơ tổng (TDF), chất xơ hòa tan (SDF) và chất xơ không tan (IDF). Điều kiện khảo sát bao gồm: (i) thời gian ngâm (10 - 50 phút); (ii) nhiệt độ ngâm (30 - 78,3°C); (iii) nồng độ ethanol (60 - 96%); (iv) tỷ lệ nguyên liệu: ethanol (1 : 2 - 1 : 4 g/mL); (v) nhiệt độ sấy (50 - 80°C). Kết quả cho thấy, tiền xử lý mang lại hiệu quả vượt trội hơn về sự biến đổi hàm lượng SDF thu nhận được trong khoảng 19,98÷28,58% tăng hơn 100% so với mẫu không qua tiền xử lý. Ở điều kiện tiền xử lý phụ phẩm quả cam sành bằng ethanol 96%, thời gian rửa 30 phút ở 60°C với tỷ lệ mẫu : ethanol 1 : 3 (g/mL), sau đó sấy đối lưu bằng không khí nóng ở nhiệt độ 60°C đến độ ẩm nguyên liệu dưới 4% giúp hiệu quả thu nhận chất xơ đạt được giá trị cao nhất, thể hiện ở SDF (28,58 ± 1,77%), IDF (46,64 ± 0,46%) và TDF (75,22 ± 1,32%).
Từ khóa: Chất xơ hòa tan, chất xơ không hòa tan, chất xơ tổng số, sấy, tiền xử lý.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên