Đái tháo đường kéo dài gây rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protein, lipid, gây tổn thương nhiều cơ quan khác, đặc biệt là tim, mạch máu, thận, mắt và thần kinh. Để kiểm soát tốt các biến chứng cần phải phối hợp giữa chế độ dùng thuốc, chế độ tập luyện và ăn uống. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân điều trị ngooại trú tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long.Khảo sát trên 281 bệnh nhân (trên 18 tuổi) mắc đái tháo đường típ 2. Kết quả nghiên cứu sử dụng phác đồ 2 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (50,5%), tiếp theo là phác đồ đơn trị (42,3%), phác đồ 4 thuốc chỉ chiếm 0,4%. Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết sau 3 tháng là 50,5%. Các yếu tố có liên quan đến hiệu quả kiểm soát đường huyết là tuổi của bệnh nhân, thời gian mắc đái tháo đường típ 2 và chế độ luyện tập thể thao. Việc sử dụng thuốc và các phác đồ điều trị cho thấy hiệu quả thông qua cải thiện tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu HbA1c và FPG.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên