Nhóm cá thòi lòi mang đặc điểm lưỡng cư và thường được sử dụng để nghiên cứu sự tiến hóa lên cạn của động vật có xương sống. Nghiên cứu này nhằm xác định mối tương quan giữa mức độ lên cạn và đặc điểm di chuyển sử dụng vây ngực, cũng như các chỉ tiêu hình thái vây ngực ở 3 loài cá thòi lòi và 1 loài cá bống. Kết quả cho thấy mức độ lên cạn tăng dần ở 3 loài cá thòi lòi: Oxuderces nexipinnis, Scartelaos histophorus và Periophthalmodon septemradiatus. Loài O. nexipinnis và S. histophorus sử dụng vây ngực để trườn trong nước, trườn trên cạn và trườn giữa nước-trên cạn nhưng loài O. nexipinnis sử dụng vây ngực trườn trong nước là chủ yếu. Hai loài này đều sử dụng vây ngực để trượt trong nước (lần đầu tiên ghi nhận ở nhóm cá thòi lòi). Ở loài Pn. septemradiatus, vây ngực chủ yếu để trườn trên cạn (57,73%) và giữ ẩm (30,08%). Tỉ lệ sử dụng vây ngực để trườn trên cạn cao hơn ở những loài có mức độ lên cạn cao hơn. Độ mở của vây ngực và tỉ lệ khối cơ ngoài và khối cơ trong có sự khác biệt và có mối tương quan với mức độ lên cạn ở 3 loài cá thòi lòi.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên