Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của các chủng vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía hòa tan kali tới sự nảy mầm của hạt ngô và lúa. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với các chủng vi khuẩn hòa tan kali, Cereibacter sphaeroides M-Sl-09, Rhodopseudomonas thermotolerans M-So-11, Rhodospeudomonas palustris M-So-14 và hỗn hợp 3 chủng vi khuẩn lần lượt ở các tỷ lệ pha loãng (mL/mL) 1: 500, 1: 1.000, 1: 1.500, 1: 2.000, 1: 2.500 và 1: 3.000, với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 đĩa petri chứa 10 hạt ngô hay lúa. Kết quả cho thấy, các chủng vi khuẩn C. sphaeroides M-Sl-09, R. thermotolerans M-So-11 và R. palustris M-So-14 không gây độc đối với hạt ngô và lúa ở giai đoạn nảy mầm. Trong đó, tỷ lệ pha loãng 1: 2.500 ở cả 3 chủng vi khuẩn đơn C. sphaeroides M-Sl-09, R. thermotolerans M-So-11 và R. palustris M-So-14 và hỗn hợp 3 chủng không gây độc tính mà còn hiệu quả tốt nhất tới chỉ số sức sống của mầm, với giá trị lần lượt là 17,5, 12,0, 12,6 và 8,72% so với đối chứng, chỉ đạt 5,47% đối với hạt ngô và 9,60, 9,78, 10,0 và 11,7 so với đối chứng, chỉ đạt 7,31% đối với hạt lúa. Đồng thời, tỷ lệ pha loãng 1: 2.500 cũng góp phần cải thiện chỉ số tăng sức sống của mầm ngô tương ứng với 219,1; 102,7; 129,7; 59,2% và mầm lúa tương ứng với 31,4; 33,8; 37,3 59,8% đối với từng chủng đơn M-Sl-09, M-So-11, M-So-14 và hỗn hợp 3 chủng.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên