Phân cực điện hóa catot đã được sử dụng để đánh giá sự ảnh hưởng của các chất vô cơ khác nhau được thêm vào dung dịch mạ Cr(III) đến cơ chế của quá trình mạ crom. Kết quả thu được từ SEM cho thấy rằng chất lượng của lớp mạ crom phụ thuộc đáng kể vào các loại cation kim loại và anion có trong dung dịch mạ thông qua việc hạn chế quá trình khử của H+. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của cation kim loại trong dung dịch mạ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự khuếch tán của phức Cr3+ từ giữa dung dịch mạ đến bề mặt điện cực, qua đó đẩy mạnh quá trình khử điện hóa của phức Cr3+ để tạo ra crom kim loại bám trên vật liệu nền. Anion thì ảnh hưởng khá phức tạp đến quá trình mạ do có sự xuất hiện của các phản ứng phụ trong dung dịch mạ và sự tăng lên đáng kể của độ nhớt dung dịch mạ. Sự thêm vào của cation kim loại Na+ hoặc Mg2+, và anion của SO42- vào dung dịch mạ vừa có thể tạo ra lớp mạ với hình thái bề mặt tốt vừa cải thiện hiệu suất dòng điện cho quá trình mạ crom.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên