Ở Việt Nam, mít (Artocarpus heterophyllus) là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được trồng nhiều vùng sinh thái khác nhau. Bệnh thối trái mít, do vi khuẩn Dickeya spp. gây ra, là một trong những bệnh hại quan trọng trên mít. Bệnh có thể xuất hiện cả trên trái non và trái trưởng thành cũng như màu nâu xuất hiện cả bên trong và trên bề mặt trái. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định đến loài các d.ng vi khuẩn gây bệnh thối trái mít siêu sớm ở tỉnh Tiền Giang. Trong nghiên cứu này, các d.ng vi khuẩn được xác định dựa vào đặc điểm h.nh thái, đặc tính sinh hóa dựa theo khóa phân loại của CABI, 2007 và triệu chứng bệnh. Kết quả cho thấy cả 15 d.ng vi khuẩn đều thuộc chi Dickeya. Các d.ng vi khuẩn đều có khả năng gây bệnh trên trái mít siêu sớm với triệu chứng điển h.nh của bệnh thối nhũn. Tr.nh tự đoạn gene 16S rDNA của các d.ng vi khuẩn thí nghiệm cũng đ. được xác định và sử dụng để xây dựng giản đồ phả hệ thể hiện mối tương quan di truyền giữa chúng. Kết quả cho thấy tất cả 15 d.ng vi khuẩn thí nghiệm có tr.nh tự đoạn gene 16S rRNA với chiều dài khoảng 1.500 bp và có thể thuộc loài Dickeya fangzhongdai. Kết quả nghiên cứu này làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm góp phần t.m ra biện pháp ph.ng trị bệnh thối trái mít siêu sớm một cách có hiệu quả.
Từ khóa: Bệnh thối trái mít, Dickeya fangzhongdai, đặc điểm h.nh thái và sinh hóa
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên