Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định ảnh hương của nông độ brassinolide tối ưu lên một số đặc tính sinh lý, sinh hóa của cây lúa ở giai đoạn mạ trong diều kiện lúa mị mặn 6‰. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên trong điều kiện nhà lưới, 1 nhân tố, với các nồng độ brassinolide: 0,00; 0,05; 0,10; 0,20; 0,40 mg/L và 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Ở độ măn 6‰, ủ giống với brassinolide 0,05 mg/L làm gia tăng trọng lượng tươi và khô của cây lúa và hoạt tính enzyme protease tăng 0,057 Tu/mgprotein so với đối chứng. Ủ giống với brassinolide ở 5 nồng độ nói trên cho hàm lượng proline tăng từ 17,36 – 36,61 % so với đối chứng, trong đó nồng độ 0,20 mg/L cải thiện hàm lượng proline tốt nhất cũng như cải thiện hàm lượng các sắc tố quang hợp (chlorophyll a và carotenoids). Các nồng độ 0,10; 0,20; 0,40 mg/L của brassinolide làm tăng hoạt tính catalase ở các mức khác nhau và nồng độ 0,10 mg/L cải thiện hoạt tính catalase cao nhất (tăng 81,33% so với đối chứng). Ủ giống với brassinolide làm tăng hàm lượng khoáng trong cây: 0,10 mg/L brassinolide tăng khoáng Nts lên 10,97% và 0,05 mg/L brassinolide tăng khoáng Pts lên 39,19% so với đối chứng, trong khi đó khoáng Nats trong cây giảm từ 9,57 – 15,43% so với đối chứng khi hạt giống được ủ với brassinolide.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên