Thí nghiệm tiến hành tại Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng nhằm xác định hàm lượng cám gạo cần thêm vào mẫu ủ chua thân lá khoai môn sau thu hoạch với các nghiệm thức (NT) 0, 10 và 20% cám gạo. Các mẫu ủ được kiểm tra cảm quan và giá trị dinh dưỡng vào 0, 7, 14, 21, 30, 45 và 60 ngày sau khi ủ. Kết quả thí nghiệm cho thấy mẫu ở cả ba NT đều tốt về cả mùi và màu. Hàm lượng VCK giảm theo thời gian ủ nhưng vẫn trong khoảng cho phép. pH giảm nhanh ở hai tuần đầu sau khi ủ và sau đó giữ ổn định ở khoảng 4,0 vào những tuần tiếp theo. Hàm lượng oxalat đều giảm đáng kể, NT10% cám gạo giảm 2,97% và NT20% giảm 1,85% dưới mức gây ngứa cho da người và động vật. Kết quả cho thấy nên ủ thân lá khoai môn với 10 và 20% cám gạo để nhanh chóng tạo môi trường cho vi khuẩn tiết axít lactic đã kéo dài thời gian bảo quản và 14-60 ngày sau khi ủ là thích hợp để sử dụng làm thức ăn cho gia súc.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên