Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng quản lý bệnh đạo ôn hại lúa do nấm Pyricularia oryzae gây ra ở vùng đất nhiễm mặn. Nghiên cứu khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm P. oryzae của dịch trích các chủng xạ khuẩn trên môi trường có bổ sung 2g/l muối NaCl cho thấy cả 3 chủng xạ khuẩn S06-MBL, S09-MBL và S17-MBL đều có khả năng ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh đạo ôn, trong đó chủng xạ khuẩn S09-MBL có khả năng ức chế cao nhất với đường kính phát triển khuẩn ty nấm là 25,2mm ở thời điểm 11 ngày sau bố trí thí nghiệm. Khả năng phân giải chitin của 3 chủng xạ khuẩn S06-MBL, S09-MBL và S17-MBL được thực hiện trong môi trường chitin agar. Kết quả cho thấy cả 3 chủng xạ khuẩn đều có khả năng tiết ra enzyme chitinase trong đó 02 chủng S09-MBL và S17-MBL có khả năng tiết ra enzyme chitinase cao nhất với bán kính vòng phân giải đều là 23,2mm ở thời điểm 7 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Bên cạnh đó, kiểm tra hàm lượng enzyme chitinase của 3 chủng xạ khuẩn cho thấy chủng S09-MBL có khả năng tiết enzyme chitinase cao nhất là 0,51 IU/ml ở thời điểm 7 ngày sau khi bố trí thí nghiệm.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên