Mục tiêu của nghiên cứu là (i) Phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía có khả năng chống chịu được môi trường có độc chất Al3+ cao; (ii) Đánh giá tiềm năng cung cấp dưỡng chất N, P cho cây trồng của các dòng vi khuẩn đã chọn. Mẫu đất phèn và nước được thu tại bốn vùng đất phèn trồng lúa ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Trũng sông Hậu và Bán đảo Cà Mau. Kết quả thí nghiệm cho thấy sáu dòng vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía tiềm năng chịu được môi trường độc chất Al3+ được tuyển chọn từ 107 dòng vi khuẩn được phân lập. Các dòng vi khuẩn 5W32, 7W76, 7S12 và 5S30 có tiềm năng nhất trong chịu được môi trường độc chất Al3+, cung cấp IAA, hòa tan lân nhôm, theo thứ tự. Dòng vi khuẩn 7S18 ngoài sở hữu các đặc tính nêu trên còn có khả năng hòa tan lân sắt. Riêng dòng vi khuẩn 5S28 đạt hiệu quả thấp nhất trong các đặc tính được khảo sát, ngoại trừ tổng hợp IAA trong điều kiện háo khí tối. Ngưỡng độc chất Al3+ mà các dòng vi khuẩn có thể chống chịu là ngưỡng cao nhất được xác định trong các mẫu đất của vùng nghiên cứu 50 mg kg-1. Vi khuẩn 7S18 cung cấp NH4+, IAA, P từ AlPO4 và FePO4 (mg L-1) theo thứ tự của là 32,69 - 49,87, 7,96 - 8,95, 7,77 - 8,37 và 5,22 - 19,11 trong cả hai điều kiện ủ.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên