Sử dụng phân bón vô cơ với lượng phân N cao, mất cân đối đưa đến suy giảm độ phì nhiêu đất và giảm năng suất cây trồng, nhất là trên đất liếp vườn cây ăn trái có thời gian lên liếp lâu năm. Mục tiêu của bài viết là tổng hợp một số kết quả nghiên cứu trước đây của nhóm nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của phân hữu cơ trong canh tác vườn chôm chôm (Nephelium lappaceum L.), măng cụt (Garcinia mangostana L.) ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả tổng hợp cho thấy bón phân hữu cơ với lượng 18 - 22,5 kg/cây kết hợp với lượng vô cơ giảm thấp theo khuyến cáo, giúp tăng năng suất trái vườn chôm chôm và măng cụt tăng cao (p < 0,05). Hiệu quả kinh tế đạt rất cao so với chỉ bón phân vô cơ do sự cải thiện năng suất trái so với điều kiện chỉ sử dụng phân vô cơ với lượng phân N cao như nông dân. Trên vườn chôm chôm, lợi nhuận đạt cao nhất 158% sau 5- 6 vụ bón phân hữu cơ. Trên vườn măng cụt, sau ba vụ bón phân hữu cơ, lợi nhuận thu được tăng 112%. Do đó bón phân hữu cơ là biện pháp rất hiệu quả trong cải thiện chất lượng đất, năng suất trái và tăng thu nhập trên vườn cây ăn trái.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên