Đề tài được thực hiện nhằm tận dụng nguồn lân được hấp phụ trong vỏ sò huyết để làm nguồn bổ sung lân (P) và canxi (Ca) cải thiện một số chỉ tiêu lý hóa đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long vừa cải thiện sinh trưởng cây đậu nành giống MTĐ176 (Glycine max). Ba cây đậu nành được trồng trong chậu và mỗi chậu chứa 5 kg đất phèn/ 5 kg cát. Thí nghiệm được bố trí theo thể hoàn toàn ngẫu nhiên với 10 nghiệm thức và 5 lần lặp lại gồm ĐC1: 5 kg cát và chỉ tưới nước máy; ĐC2: 5 kg cát và bổ sung phân bón hóa học; C3, C4, C5: 5 kg cát + 102 g, 204 g, 408 g vỏ sò huyết sau hấp phụ lân; ĐC6: 5 kg đất và chỉ tưới nước máy; ĐC7: 5 kg đất và bổ sung phân bón hóa học; Đ8, Đ9, Đ10: 5 kg đất + 102 g, 204 g, 408 g vỏ sò huyết sau hấp phụ lân. Một số đặc tính lý hóa chất nền trồng cây và chỉ tiêu sinh học và yếu tố cấu thành năng suất đậu nành được đánh giá vào thời điểm 65 ngày sau khi gieo. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các nghiệm thức bổ sung vỏ sò huyết sau hấp phụ lân giúp cải thiện dung trọng, độ rỗng, giá trị pH, và ion hòa tan cụ thể là Ca hòa tan trong đất phèn. Qua đó cải thiện tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của cây đậu nành.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên