Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Tạp chí trong nước 2016
Số tạp chí 8(2016) Trang: 1372-1381
Tạp chí: Khoa học và Phát triển
Liên kết:

Phương pháp “Quản lý dưỡng chất theo địa điểm chuyên biệt” (SSNM) được sử dụng nhằm mục đích: (i) Đánh giá hiệu quả của bón phân vô cơ và bã bùn mía lên năng suất và độ Brix của cây mía đường; (ii) xác định tổng hấp thu dưỡng chất NPK và hiệu quả nông học (AE) qua đó đề xuất công thức phân bón cho cây mía trồng trên đất cù lao sông ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện qua vụ mía tơ (năm 2011) và vụ mía gốc (năm 2012) ở huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng, kiểu bố trí theo thừa số trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại với 2 nhân tố: (A) khuyết dưỡng chất (NPK, NP, NK, PK) và (B) bã bùn mía (BBM, KBB). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bón kali (200 kg K2O/ha) làm tăng độ Brix mía. Lượng dưỡng chất cung cấp từ đất so với tổng nhu cầu của N, P và K cho cây mía ở mức tỉ lệ phần trăm là 32,6% N, 46,2% P2O5, 56,1% K2O. Phân đạm được ghi nhận là nhân tố quyết định nhất đến sự thay đổi năng suất mía. Bón bã bùn mía với lượng 10 tấn/ha làm tăng có ý nghĩa tổng hấp thu dưỡng chất đạm, lân, kali trên cây mía đường. Ứng dụng SSNM đã xác định được công thức bón phân cho cây mía ở Cù Lao Dung là 331 N-155 P2O5-253 K2O (kg/ha). Từ khóa: Độ Brix, đất cù lao sông, hiệu quả nông học, năng suất mía, tổng hấp thu dưỡng chất NPK.

Các bài báo khác
Số tạp chí 2(2016) Trang: 1-14
Tạp chí: Tạp chí khoa học và công nghệ
Số tạp chí 122(2016) Trang: 199-207
Tạp chí: Tạp chí Khoa học - Đại học Huế


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...