Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Tạp chí trong nước 2016
Số tạp chí 11(2016) Trang: 117-125
Tạp chí: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu mô tả, đánh giá tính đa dạng hình thái, tìm ra giống ớt có năng suất hạt cao, chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solacearum) để sử dụng làm gốc ghép sản xuất ớt, tại Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ từ tháng 11 đến năm 2013 tháng 10  năm 2014.  Gồm hai thí nghiệm: 1/ Khảo sát đặc điểm hình thái, năng suất của 12 giống ớt, bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 12 nghiệm thức là 12 giống ớt: 1. Hiểm trắng, 2. Hiểm xanh, 3. Đà Lạt, 4. TN589, 5. TN591, 6. TN592, 7. TN598, 8. TN607, 9. TN557, 10. Hiểm 27, 11. Hiểm 207 và 12. Sừng vàng. Kết quả cho thấy các giống ớt kém đa dạng về hình thái, chỉ số Shannon trung bình của 19 tính trạng hình thái là 0,63. Các giống ớt có đường kính thân từ 14,58-42,08 mm. Năng suất hạt của ớt Hiểm xanh (1,29 tấn/ha), TN598 (1,11 tấn/ha) thấp nhất; năng suất hạt cao nhất ở ớt TN557 (3,54 tấn/ha), tiếp theo là các giống ớt TN592 (2,94 tấn/ha), Đà Lạt (2,46 tấn/ha), TN607 (2,33 tấn/ha), Hiểm 27 (2,33 tấn/ha). 2/ Khảo sát khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn của 12 giống ớt, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố, nhân tố một 12 giống ớt (tương tự thí nghiệm 1) và nhân tố hai là hai chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum phân lập ở Thanh Bình-Đồng Tháp: Rs1 (Tân Bình), Rs2 (Tân Quới) và đối chứng Rs0 (không lây bệnh). Kết quả các giống ớt Đà Lạt, TN592, TN598, TN607, TN557 và Hiểm lai 207 có khả năng chống chịu tốt chủng vi khuẩn Rs1, tỉ lệ bệnh 0,00-4,00% và cấp bệnh 0,00-0,20. Tất cả 12 giống đều không chống chịu chủng vi khuẩn Rs2, tỉ lệ bệnh từ 36,00-100%  và cấp bệnh 1,72-5,00 sau 60 ngày lây bệnh. Như vậy, có thể dùng các giống ớt TN557, TN592, Đà Lạt, TN607 được tiếp tục nghiên cứu làm gốc ghép ớt vì khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn và cho năng suất hạt cao.

Các bài báo khác
Số tạp chí 2(2016) Trang: 1-14
Tạp chí: Tạp chí khoa học và công nghệ
Số tạp chí 122(2016) Trang: 199-207
Tạp chí: Tạp chí Khoa học - Đại học Huế


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...