Triển vọng của ngành folklore học vẫn cần đến sự đổi mới và đóng góp của các phương pháp tiếp cận mới. Tiếp cận bài ca dao nghi lễ trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ dưới góp nhìn bối cảnh là một trường hợp áp dụng phương pháp nghiên cứu điển hình của trào lưu nghiên cứu còn khá mới mẻ này. Theo đó, nhà folklore theo trào lưu bối cảnh có nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện khi tiếp cận bài ca dao là tìm một nguồn cung để tái tạo lại và mô hình hóa sự kiện diễn xướng. Trên cơ sở đó, nhà nghiên cứu tiến hành so sánh các mô hình ca dao ngoài và trong bối cảnh để thực hiện việc miêu tả, diễn giải và điều giải ca dao. Những nhiệm vụ này đòi hỏi người nghiên cứu phải có phương pháp nghiên cứu phù hợp và linh hoạt để tiếp cận được các tư liệu về sự kiện diễn xướng (trong đó có tư liệu văn học) và tiến hành xử lý tư liệu đó nhằm đạt đến mục đích nghiên cứu cụ thể.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên