Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng thực hiện ?1 phải 5 giảm? (1P5G) và đồng thời đề xuất các giải pháp cải thiện việc thực hiện 1P5G trong canh tác lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH). Nghiên cứu được thực hiện tại 7 xã thuộc 7 tỉnh nằm ở 2 vùng sinh thái nông nghiệp có thâm canh lúa cao, bao gồm vùng ảnh hưởng lũ (An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang) và vùng chủ động nước và ít ảnh hưởng lũ (Tiền Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng). Thảo luận nhóm và điều tra hộ là hai công cụ thu thập số liệu chính. Trên từng tỉnh, 2 nhóm đối tượng nông dân sản xuất lúa trong và ngoài các hình thức hợp tác được khảo sát. Mục đích nhằm tìm hiểu các khác biệt về kỹ thuật cũng như các yếu tố kinh tế, xã hội giữa 2 nhóm đối tượng trong quá trình ứng dụng 1P5G. Có 14 nhóm nông dân, tương đương 140 nông hộ, tham gia thảo luận nhóm. Có 50 nông hộ có tham gia các loại hình hợp tác và 50 hộ sản xuất riêng lẽ, tương đương 688 hộ ở 7 tỉnh nghiên cứu, được khảo sát thông qua bảng câu hỏi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng ứng dụng 1P5G bao gồm (1) mặt ruộng không bằng phẳng; (2) giá giống xác nhận cao; (3) ốc bưu vàng; (4) đất bạc màu; (5) thiếu kiến thức phòng và trị bệnh lúa; (6) sâu bệnh phức tạp trong bối cảnh BĐKH; (7) thiếu máy gặt đập liên hợp (GĐLH) và (8) lúa đổ ngã. Các giải pháp được nhiều nhóm đề xuất nhằm nâng cao ứng dụng 1P5G là (1) Tập huấn 1P5G; (2) Trang bằng mặt ruộng; (3) Cải tiến sau thu hoạch; (4) Chủ động giống xác nhận; (5) Cải tiến dinh dưỡng đất; (6) Quản lý nước; và (7) Hợp tác sản xuất/tiêu thụ.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên