Nghiên cứu đã được thực hiện thông qua việc phỏng vấn ngẫu nhiên 79 hộ nuôi tôm sú-lúa luân canh truyền thống (MHTT) và 71 hộ nuôi nuôi tôm sú-lúa luân canh cải tiến (MHCT) tại 3 tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng và Cà Mau từ tháng 11/2010 đến tháng 09/2011. Kết quả cho thấy mô hình này đã tăng cả về diện tích lẫn năng suất (sau 10 năm). Về kỹ thuật của MHCT, độ sâu mực nước mương bao (1,4m), trên mặt trảng ruộng (0,6m), mật độ tôm nuôi (9,76 con/m2), tỷ lệ sống (48,4%), cỡ tôm thu hoạch (29,5 g/con) và năng suất (1.367 kg/ha/vụ) cao hơn so với MHTT tương ứng là: 1,22 m, 0,35 m, 3,33 con/m2, 32,6%, 25,96 g/con và 322 kg/ha/vụ. ở MHCT, thức ăn viên được sử dụng với FCR là 1,79. Trong khi MHTT sử dụng thức ăn tự nhiên, chỉ có 26,7% số hộ bổ sung thức ăn tj nhiên (nghiêu, hến) ở giai đoạn cuối vụ nuôi. Tổng chi phí, giá thành sản xuất, thu nhập và lợi nhuận ở MHCT cao hơn so với MHCT (20%). Các chính sách (đất đai, miễn giảm thuế, tín dụng, khuyến nông ? khuyến ngư và thủy lợi) có tác động tích cực đến mô hình canh tác này. Nhìn chung, hiểu quả tài chính của MHCT cao hơn so với MHTT.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên