Sự phát triển của ngành hàng cá tra đã mang lại lợi ích kinh tế cao cho Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Tuy nhiên, sự phát triển tự phát trong thời gian qua về diện tích và sản lượng ở khâu nuôi dẫn đến sự phát triển kém bền vững hơn của ngành hàng do thiếu quan tâm đến quan hệ cung cầu của thị trường vốn dĩ đã có rất nhiều thách thức đối với ngành hàng này, khủng hoảng thừa-thiếu nguyên liệu cá tra liên tục xảy ra. Kết quả là người nuôi thua lỗ, treo ao vì hiệu quả nuôi thấp, giá thành sản xuất cao hơn giá bán, nợ ngân hàng, rủi ro cao do ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác tác động có liên đến người nuôi cá tra như lạm phát và suy thoái kinh tế, chính sách, hàng rào kỹ thuật, thâm canh cao, cạnh tranh giữa những người nuôi cũng như ý thức trong quá trình nuôi cá. Kết quả cũng cho thấy người nuôi cá tra qui mô nhỏ lẻ sẽ gặp rủi ro và tổn thương cao nhất. Những điều này cho thấy rủi ro và tính tổn thương của người nuôi là rất lớn trong chuỗi giá trị cá tra. Vì vậy, phân tích rủi ro và tính tổn thương của người nuôi cá tra nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro, nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả ở khâu nuôi theo xu hướng phát triển bền vững ngành hàng. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình cung Nerlove của Michael Braulke, tỷ suất đầu tư và hiệu quả đầu tư theo qui mô là những tiêu chí chính để nhận dạng rủi ro và tính tổn thương của người nuôi cá tra.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên