Hiện nay, 90% trang trại nuôi tôm ở Việt Nam tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều nghiên cứu đã lưu ý các trại nuôi tôm ở Việt Nam có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng vì dư lượng thức ăn sẽ đưa đến BOD, hàm lượng nitơ (N) và phốt pho (P) cao trong nước lại được xả trực tiếp xuống kênh rạch và các con sông gây ra sự thiếu oxi và phú dưỡng hóa. Một số nghiên cứu cũng cho rằng nuôi tôm thâm canh đã góp phần lớn nhất vào tác động môi trường trong hầu hết các hệ thống sản xuất tôm. Đề tài được thực hiện nhằm mục đích: (i) Xác định hàm lượng dưỡng chất có trong bùn đáy ao nuôi tôm sú và (ii) Đánh giá tính khả thi của việc sử dụng bùn đáy ao để chế tạo phân bón hữu cơ.
Bùn đáy ao cuối vụ của các mô hình nuôi tôm sú ở Duyên Hải và Cầu Ngang có hàm lượng dưỡng chất trong khoảng như sau: Carbon hữu cơ (1,29 - 2,62%C); Lân tổng số (0,07 - 0,11%P2O5); Đạm tổng số (0,04 - 0,12%N); Kali hữu hiệu (0,44 ? 0,74% %K2O; pH (5,63 - 7,98); and EC (5,28 ? 21,7 mS/cm). Dựa vào tiêu chuẩn sản xuất phân hữu cơ của Bộ Nông nghiệp, hàm lượng dưỡng chất của bùn đáy ao nuôi tôm sú được đánh giá là rất thấp để có thể sản xuất phân hữu cơ. Vì vậy, tính khả thi của việc sử dụng vật liệu này là không có. Ngoài ra việc loại trừ lượng muối chứa trong vật liệu này cũng là vấn đề khó thực hiện trong trong quá trình chế tạo phân hữu cơ.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên