Mục tiêu đề tài nhằm đánh giá hiệu quả các giải pháp kỹ thuật tổng hợp lên độ phì của đất, năng suất lúa và hiệu quả đồng vốn các mô hình canh tác trên vùng đất 3 vụ lúa. Nghiên cứu được thực hiện trên vùng đất đê bao khép kín tại huyện Thoại Sơn và Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu đồng ruộng để xây dựng các mô hình. Ba mô hình được chọn để thực hiện là:MH1(Lúa ? Đậu ? Lúa); MH2 (Lúa ? Lúa ? Lúa) (canh tác 3 vụ lúa liên tục trong năm, có áp dụng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp); MH3 (Lúa ? Lúa ? Lúa) (áp dụng kỹ thuật hoàn toàn theo nông dân để làm đối chứng). Kết quả bước đầu trong việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp cho thấy: ở MH1 & MH2, độ phì của đất được duy trì và có xu hướng gia tăng. Năng suất lúa có tăng qua 3 vụ canh tác so với MH3. Mô hình luân canh Lúa- Đậu - Lúa cho hiệu quả cao hơn 3 lúa và cải thiện được năng suất vụ lúa sau. Tuy nhiên, việc canh tác đậu xanh trong vụ Hè Thu gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý nước. Mô hình đối chứng (MH1) nông dân có tập quán sử dụng nhiều phân hóa học nên chi phí đầu tư tăng cao làm cho hiệu quả đồng vốn kém hơn MH1 & MH2 qua các vụ.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên