Nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng cao các chất ô nhiễm nếu không được xử lý sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa, làm suy giảm nhanh chóng chất lượng nguồn nước. Sử dụng thủy sinh thực vật là một biện pháp hữu hiệu góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường từ nước thải sinh hoạt nên đề tài ?Bước đầu nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt của rong đuôi chồn (Ceratophyllum demersum) và bèo tai tượng (Pistia stratiotes L.)? được tiến hành tại ký túc xá Long An đại học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả xử lý TN, TP, COD, BOD của bèo tai tượng lần lượt là 71.10%; 96.01%; 82.61%; 83.49% trong khi hiệu quả xử lý TN, TP, COD, BOD của rong đuôi chồn lần lượt là 53.63%; 95.10%; 72.55%; 64.57%. Nghiên cứu cho thấy khả năng của bèo tai tượng và rong đuôi chồn trong việc hạn chế nguồn nước ô nhiễm và góp phần đa dạng hóa nhóm thực vật thủy sinh dùng trong mô hình đất ngập nước kiến tạo xử lý ô nhiễm.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên