Văn học miền Trung nửa đầu thế kỷ XX là chặng đường văn học phát triển với sự xuất hiện của nhiều cây bút có phong cách nghệ thuật độc đáo, góp phần hình thành nên diện mạo chung của nền văn học dân tộc. Trong số đó, không thể không kể đến Thanh Tịnh - nhà văn được sinh ra và lớn lên bên dòng sông Hương, xứ Huế giàu truyền thống văn hóa. Hơn 77 năm sống và cống hiến, Thanh Tịnh đã để lại cho đời sự nghiệp văn học vô cùng phong phú, đặc biệt là thành tựu truyện ngắn. Cái hay trong những sáng tác của Thanh Tịnh là vẻ đẹp của mảnh đất và con người miền Trung, những giá trị văn hóa, phong tục truyền thống được thể hiện bằng tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương xứ sở của người cầm bút. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu 13 truyện ngắn trong tập Quê mẹ của Thanh Tịnh trước cách mạng, để làm rõ vấn đề văn hóa, phong tục trong sáng tác của ông. Từ đây, chúng tôi có cái nhìn chính xác hơn về giá trị truyện ngắn Thanh Tịnh, khẳng định vị trí của ông trong bức tranh văn học miền Trung trước cách mạng tháng Tám.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên