Sân khấu cải lương là loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Loại hình này vốn được sinh thành trên mảnh đất Nam Bộ, sau đó lan rộng ra những vùng miền khác, gắn bó chặt chẽ với đời sống nhân dân. Cải lương đã tồn tại hơn một thế kỷ, vượt qua sự thử thách của thời gian và có nhiều thành tựu vượt bậc. Đó chính là niềm tự hào của người dân Nam Bộ nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vở cải lương “Bên dòng Sông Trẹm”, được cải biên từ tiểu thuyết “Bên dòng Sông Trẹm” của Dương Hà, từ góc nhìn so sánh. Ngày nay, trước tình trạng nhiều người (đặc biệt là một bộ phận giới trẻ) đang có xu hướng quay lưng lại với cải lương, việc nghiên cứu loại hình nghệ thuật này càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên