Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích đánh giá thay đổi đặc tính lý hóa học và hình thái đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sau hơn 20 năm canh tác. Lựa chọn nghiên cứu 5 phẫu diện đất phèn Hòa An, Phụng Hiệp, Hậu Giang (HA-HG); Bến Kè, Thạnh Hóa, Long An (BK-LA); Tân Thạnh, Long An (TT-LA); Phước Long, Bạc Liêu (PL-BL) và Tân Lập, Tiền Giang (TL-TG) trên các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Phẫu diện đất HA-HG và BK-LA thuộc đất phèn hoạt động nặng (Epi Orthi Thionic) có xuất hiện các đốm Jarosit màu vàng rơm (2.5Y6/8-8/8), độ sâu xuất hiện 50 cm, có tầng chứa vật liệu sinh phèn Crp ở độ sâu >80cm cách lớp đất mặt. Hình thái các phẫu diện PL-BL và BK-LA năm 1992 so năm 2015 không có sự khác biệt đáng kể trong phân tầng, chỉ thay đổi một ít về màu đốm. Trong năm 2015, phẫu diện đất có sự hiện diện đốm rỉ, phân bố dọc theo ống rễ và độ thuần thục ngày càng cao ở tầng A. Do quá trình canh tác, cày xới, đất khô ngập luân phiên đất trở nên thuần thục hơn và phân tầng rõ hơn, không còn các tầng chuyển tiếp AB, BC tại các phẫu diện đất năm 2015. Hầu hết các phẫu diện đất phèn cho thấy sự tăng nhẹ giá trị một số chỉ tiêu hóa học: pH đất, CHC, Ktđ, Catđ.Các giá trị Altđ và Acid tổng có chiều hướng giảm (từ năm 1992 đến 2015). Natri trao đổi có xu hướng tăng tại phẫu diện TT-LA và giảm ở các phẫu diện HA-HG, BK-LA và TL-TG; đặc biệt phẫu diện PL-BL có sự dao động và giảm ở tầng A và C, tuy nhiên trong tầng B có sự tăng trong suốt quá trình canh tác. Giá trị EC các phẫu diện có chiều hướng giảm, trừ phẫu diện đất PL-BL có chiều hướng tăng rất cao do ngập mặn lâu dài. Nhìn chung sa cấu đất tại 5 phẫu diện có thành phần sét và thịt cao, hầu như không có sự thay đổi theo thời gian canh tác. Qua khảo sát và phân tích các phẫu diện đất trên cho thấy có sự cải thiện tương đối rõ tăng pH, CHC, Catđ và các độc chất trong đất như Acid tổng và Altđ trong đất có sự giảm xuống tuy nhiên các độc chất nhôm, sắt và độ chua của đất còn tiềm ẩn khá cao trong tất cả các tầng đất.
Từ khóa: Đất Phèn, Hình thái phẫu diện đất, Phân loại đất, ĐBSCL, Đặc tính hóa học đất phèn
Trích dẫn: Trần Văn Hùng, Lê Phước Toàn, Trần Văn Dũng và Ngô Ngọc Hưng, 2017. Hình thái và tính chất lý, hóa học đất phèn vùng Đồng Tháp Mười. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2): 1-10.
Trích dẫn: Trần Văn Hùng, Lê Văn Dang, Trần Văn Dũng và Ngô Ngọc Hưng, 2019. Ảnh hưởng thời gian khô và ngập đến khả năng phóng thích độ chua và hàm lượng Fe2+, Al3+, SO42- trong đất phèn hoạt động. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 117-123.
Trần Văn Hùng, Võ Quang Minh, Tạ Hoàng Trung, 2015. NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỎI NHẸ KERAMZIT TỪ ĐẤT SÉT LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MÀU, CÂY KIỂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 40: 120-127
Trần Văn Hùng, Võ Quang Minh, Michel Miller, Ông Văn Ninh, 2008. THIẾT LẬP BỔ SUNG CHỈ SỐ BÁO CHÁY TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO CHÁY RỪNG KHU VỰC BẢO TỒN VỒ DƠI, TỈNH CÀ MAU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 09: 210-219
Trần Văn Hùng, Võ Thị Gương, Võ Quang Minh, 2010. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP CẢNH BÁO CHÁY RỪNG Ở KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ, CÀ MAU, DƯỚI SỰ HỔ TRỢ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 14: 97-106
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên