Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn của Việt Nam nằm ở hạ lưu của lưu vực sông Mê Kông có tổng diện tích tự nhiên khoảng 40.604,7km², đất đai chiếm khoảng 12,3% và dân số chiếm khoảng 19,5% so cả nước, là vùng kinh tế nông nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cả nước. Hiện nay, tác động của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL rất to lớn, đặc biệt là 8 tỉnh vien biển (Long An, Tiền Giang, bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang) là nơi rất dễ bị tổn thương trước thảm họa thiên tai như: nước biển dâng cao, xâm nhập mặn, thiếu hụt nguồn tài nguyên nước ngọt, cùng những hiểm họa thời tiết cực đoan đang là thách thức lớn đối với an sinh xã hội và sản xuất ở vùng ven biển. Từ những tác động trên làm phá vở quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo từng kỳ. Việc đánh giá lại thực trạng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và đưa ra giải pháp nhằm điều chỉnh cho quy hoạch phù hợp với định hướng là rất cần thiết. Phương pháp thu thập, phân tích thống kê mô tả số liệu kết hợp với so sánh và đánh giá theo biểu đồ đã được sử dụng. Một số kết quả thực trạng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2013 như sau: theo phân bổ quy hoạch đến năm 2013 là 2433,07 nghìn ha tuy nhiên kết quả thực hiện được 2453,48 nghìn ha (đạt tỷ lệ 100,84%), trong đó kết quả thực hiện đất sản xuất nông nghiệp 1704,29 nghìn ha (đạt tỷ lệ 115,56%), đất lâm nghiệp 271,41 nghìn ha (đạt tỷ lệ 96,20%), đất nuôi trồng thủy sản 468,83 nghìn ha (đạt tỷ lệ 98,44%), đất làm muối 5,49 nghìn ha (đạt tỷ lệ 148,76%), đất nông nghiệp khác phát sinh 3,46 nghìn ha. Hiện tại kết quả thực hiện quy hoạch nông nghiệp tại 8 tỉnh ven biển ĐBSCL đã phù hợp theo mục tiêu an ninh lương thực của quốc gia. Tuy nhiên, thực hiện quy hoạch vẫn chưa đồng bộ trong tất cả lĩnh vực nông nghiệp nguyên nhân do giá cả thị trường không ổn định, chưa có chính sách ưu đãi và phát triển đúng đắn nên một số lĩnh vực chưa đạt theo sự phân bố chỉ tiêu hàng năm.
Trích dẫn: Trần Văn Hùng, Lê Phước Toàn, Trần Văn Dũng và Ngô Ngọc Hưng, 2017. Hình thái và tính chất lý, hóa học đất phèn vùng Đồng Tháp Mười. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2): 1-10.
Trích dẫn: Trần Văn Hùng, Lê Văn Dang, Trần Văn Dũng và Ngô Ngọc Hưng, 2019. Ảnh hưởng thời gian khô và ngập đến khả năng phóng thích độ chua và hàm lượng Fe2+, Al3+, SO42- trong đất phèn hoạt động. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 117-123.
Trần Văn Hùng, Võ Quang Minh, Tạ Hoàng Trung, 2015. NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỎI NHẸ KERAMZIT TỪ ĐẤT SÉT LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MÀU, CÂY KIỂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 40: 120-127
Trần Văn Hùng, Võ Quang Minh, Michel Miller, Ông Văn Ninh, 2008. THIẾT LẬP BỔ SUNG CHỈ SỐ BÁO CHÁY TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO CHÁY RỪNG KHU VỰC BẢO TỒN VỒ DƠI, TỈNH CÀ MAU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 09: 210-219
Trần Văn Hùng, Võ Thị Gương, Võ Quang Minh, 2010. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP CẢNH BÁO CHÁY RỪNG Ở KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ, CÀ MAU, DƯỚI SỰ HỔ TRỢ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 14: 97-106
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên