Ngày nhận bài:28/07/2017 Ngày nhận bài sửa: 13/10/2017
Ngày duyệt đăng: 26/10/2017
Title:
Morphological and physico-chemical properties of acid sulfate soils in Dong Thap Muoi
Từ khóa:
Đất Phèn, đặc tính hóa học đất phèn, Đồng Tháp Mười, hình thái phẫu diện đất, phân loại đất
Keywords:
Acid sulfate soils, chemical properties of acid sulfate soils, Dong Thap Muoi, Morphological soil profiles, Soil classification
ABSTRACT
In order to suitably use acid sulfate soils, it is necessary to survey and determine the genesis, distribution, classification and physio-chemical properties of acid sulfate soils. The research was aimed at describing soil morphology profiles and surveying soil physical and chemical characteristics in some types of acid sulfate soils in Dong Thap Muoi region. Soil samples at the original horizons were taken to determine physical and chemical properties. The soils in Thanh Hoa – Long An province were classified as heavily actual acid sulfate soil (Epi-Orthi-Thionic Fluvisols), which contained the jarosite mottles (2.5Y8/6) below 50 cm depth and sulfidic materials appeared > 75 cm depth. In Tan Thanh – Long An province and Tan Lap – Tien Giang province, the soils were classified as lightly actual acid sulfate soil (Endo-Orthi-Thionic Gleysols and Fluvisols), of which the jarosite mottles (2.5Y8/6) occurred >50 cm depth and sulfidic materials presented > 80 cm depth. The areas in Tan Thanh were surrounded by flood preventing dykes and mainly grown with 3 rice crops all year round. Both areas in Ben Ke and Tan Lap were cultivated with vegetables (Dioscorea alata and pineapple). The pH values within the topsoil layers in all acid sulfate soil profiles in Dong Thap Muoi were low, varying in a range from 2.9 to 4.2. The soils also had medium to high risks of Al, Fe toxicity and low contents of exchangeable cations Na+, K+, Ca2+, and Mg2+. During cultivation, these soils should be applied with organic fertilizers or alkaline fertilizers to neutralize, reduce acidity, and increase soil fertility.
TÓM TẮT
Để sử dụng đất phèn hợp lý cần dựa vào các kết quả khảo sát về nguồn gốc, phân bố, phân loại, mô hình canh tác và đặc tính lý hóa của đất phèn. Đề tài được thực hiện nhằm mô tả hình thái, khảo sát đặc tính lý hóa học trên một số địa điểm đất phèn điển hình ở vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM). Mẫu đất được thu theo tầng phát sinh để xác định các chỉ tiêu lý, hóa đất. Đất phèn ở Thạnh Hóa – Long An thuộc loại phèn hoạt động nặng (Epi-Orthi-Thionic Fluvisols), phẫu diện đất có xuất hiện các đốm Jarosite màu vàng rơm (2.5Y8/6), độ sâu xuất hiện <50 cm so lớp đất mặt và tầng chứa vật liệu sinh phèn xuất hiện >75 cm. Phẫu diện đất phèn Tân Thạnh – Long An và Tân Lập – Tiền Giang thuộc loại phèn hoạt động nhẹ (Endo – Orthi-Thionic Gleysols và Fluvisols) phẫu diện đất có tầng chứa vật liệu sinh phèn Crp xuất hiện ở độ sâu >80 cm cách lớp đất mặt. Vùng ĐTM có đê ngăn lũ vào mùa mưa, mô hình canh tác ở Tân Thạnh chủ yếu là lúa 3 vụ/năm, hai vị trí còn lại ở Bến Kè và Tân Lập chuyên canh màu (khoai mỡ và khóm). Tất cả 3 phẫu diện đất phèn tại vùng ĐTM đều có giá trị pH tầng mặt thấp (2,9-4,2). Độc chất nhôm, sắt trong đất từ trung bình đến cao, các cation trao đổi Na+, K+, Ca2+ và Mg2+ thấp. Trong quá trình canh tác cần lưu ý bón thêm cho đất phân hữu cơ hoặc phân có tính kiềm giúp trung hòa, giảm độ chua và cải tạo độ phì cho đất.
Trích dẫn: Trần Văn Hùng, Lê Phước Toàn, Trần Văn Dũng và Ngô Ngọc Hưng, 2017. Hình thái và tính chất lý, hóa học đất phèn vùng Đồng Tháp Mười. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2): 1-10.
Trích dẫn: Trần Văn Hùng, Lê Văn Dang, Trần Văn Dũng và Ngô Ngọc Hưng, 2019. Ảnh hưởng thời gian khô và ngập đến khả năng phóng thích độ chua và hàm lượng Fe2+, Al3+, SO42- trong đất phèn hoạt động. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 117-123.
Trần Văn Hùng, Võ Quang Minh, Tạ Hoàng Trung, 2015. NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỎI NHẸ KERAMZIT TỪ ĐẤT SÉT LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MÀU, CÂY KIỂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 40: 120-127
Trần Văn Hùng, Võ Quang Minh, Michel Miller, Ông Văn Ninh, 2008. THIẾT LẬP BỔ SUNG CHỈ SỐ BÁO CHÁY TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO CHÁY RỪNG KHU VỰC BẢO TỒN VỒ DƠI, TỈNH CÀ MAU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 09: 210-219
Trần Văn Hùng, Võ Thị Gương, Võ Quang Minh, 2010. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP CẢNH BÁO CHÁY RỪNG Ở KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ, CÀ MAU, DƯỚI SỰ HỔ TRỢ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 14: 97-106
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên