TÓM TẮT: Đề tài “phân giải bã mía bằng vi khuẩn phân lập từ dạ cỏ bò và cừu trong điều kiện in vitro” được thực hiện với mục tiêu tuyển chọn tổ hợp vi khuẩn thích hợp sử dụng như nguồn biofeed để cải thiện khả năng tiêu hóa bã mía của gia súc nhai lại. Tổ hợp gồm hai (02) trong bốn (04) dòng vi khuẩn có nguồn gốc từ dịch dạ cỏ (VKDC) cừu là CD11 và CD43 đã cho thấy khả năng phân giải bã mía tốt với đường kính vòng halo và vật chất khô (VCK) bã mía được phân giải lần lượt là 32 mm và 12,5%. Hai dòng vi khuẩn CD11 và CD43 cũng cho thấy sự phối hợp tốt với tổ hợp bao gồm ba dòng vi khuẩn có nguồn gốc dạ cỏ bò (BM13, BM21 và BM49) theo tỷ lệ phối trộn là 1:1:2 với hiệu quả phân giải DM, cellulose, hemicellulose và lignin bã mía tốt nhất lần lượt với kết quả phân giải là 13,31%, 7,08%, 3,33% và 1,14%. Bên cạnh đó việc khuếch đại vùng gen 16S rRNA của hai dòng vi khuẩn CD11 và CD43 với cặp mồi 8F và 1492R và giải trình tự bằng máy giải trình tự động ABI3130 cho thấy chúng lần lượt đồng hình với các dòng vi khuẩn Bacillustequilensis strain TXJB 020 và Achromobacterpiechaudii strain M52 với mức 99% và 79%.
Hồ Quảng Đồ, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CÁC MỨC TANIN TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN TỶ LỆ TIÊU HÓA, LƯỢNG ĂN VÀO VÀ CÁC THÔNG SỐ DỊCH DẠ CỎ CỦA BÒ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 13-17
Hồ Quảng Đồ, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN BỔ SUNG ĐẠM ĐẾN SỰ SẢN SINH KHÍ METAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN VITRO VÀ KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA BÒ LAI SIND. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 18-22
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên