Thông tin chung: Ngày nhận: 26/9/2014 Ngày chấp nhận: 07/11/2014 Title: Effects of protein solubility on methane production in an in vitro incubation and growth rate of cattle lai Sind Từ khóa: Lai Sind, khả năng hòa tan, lượng ăn vào, tăng trưởng, sự sản sinh metan Keywords: Lai Sind, protein solubility, feed intake, groth rate, methane production | ABSTRACT The effects of protein solubility on methane production in an in vitro incubation and the growth rate of lai Sind with two experiments were studied. In an in vitro incubation, the treatments in a 2ì2 factorial design were: protein meal (fish meal and groundnut meal) and source of non-protein nitrogen (nitrate and urea). The results of experiment showed that gas volume, methane production, ammoniac and digestion were significantly different between treatments of experiments (p<0.05). Feeding experiment was designed with 3 treatments with 4 replicates. Treatment 1: Basal diet + cotton seed meal; Treatment 2: Basal diet + fish meal; Treatment 3: Basal diet + peanut meal. The result showed that the growth rate in case of fish meal treatment was higher than others (p<0.05). TóM TắT Đề tài nghiên cứu ?ảnh hưởng của các loại thức ăn bổ sung đạm đến sự sản sinh khí metan bằng phương pháp in vitro và khả năng tăng trưởng của bò lai Sind? gồm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm in vitro được bố trí thừa số 2 nhân tố và 3 lần lặp lại: Nhân tố 1: Nguồn đạm hữu cơ (Bột cá và đậu phộng). Nhân tố 2: Nguồn đạm vô cơ (Ure và Nitrate). Kết quả cho thấy khi bổ sung bột cá và bánh dầu đậu phộng vào trong khẩu phần thì thể tích, % CH4, ml CH4/gDM , NH3, và tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Thí nghiệm nuôi dưỡng được tiến hành trên 12 bò đực trên một năm tuổi, được bố trí hoàn toàn ngẫu nghiên, 3 nghiệm thức và 4 lần lặp lại, thời gian thí nghiệm 45 ngày. Nghiệm thức 1: Khẩu phần căn bản + Bánh dầu bông vải; Nghiệm thức 2: Khẩu phần căn bản + Bột cá; Nghiệm thức 3: Khẩu phần căn bản + Bánh dầu đậu phộng. Các nghiệm thức có hàm lượng đạm tương đương nhau (12% CP). Kết quả cho thấy nghiệm thức bổ sung bột cá có lượng ăn vào, tăng trưởng cao hơn các nghiệm thức còn lại và có ý nghĩa thống kê ở mức 5 % (p<0,05) giữa các nghiệm thức của thí nghiệm. Qua kết quả thí nghiệm có thể khuyến cáo nông dân sử dụng bột cá và bánh dầu bông vải trong khẩu phần để nuôi bò thịt mang lại hiệu quả kinh tế. |