Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ các thành phần của quả cam sành (Citrus nobilis) và sự hiện diện của các hợp chất thực vật cũng như đánh giá khả năng chống oxy hóa của quả cam được trồng tại Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh, Việt Nam. Vỏ cam sành được chiết xuất trong ethanol và hoạt tính chống oxy hóa được kiểm tra thông qua hoạt động nhặt gốc tự do 2,2-diphenylpicrylhydrazyl (DPPH). Qua kết quả phân tích cho thấy dịch quả chiếm tỉ lệ cao nhất trong quả cam sành và dao động trong khoảng 34,80 - 61,18%. Các hợp chất thực vật chính như alkaloid, flavonoid, phenolic, saponin và terpenoid được phát hiện trong các bộ phận, riêng terpenoid không được tìm thấy trong dịch quả. Ngoài ra, kết quả định lượng flavonoid và phenolic cho thấy cả 3 tỉnh đều ghi nhận dịch quả có hàm lượng nhiều nhất, kế đến là cao chiết vỏ xanh và thấp nhất ở vỏ trắng. Về khả năng kháng oxy hóa, giữa các bộ phận khác nhau của quả cam sành có thể được sắp xếp theo thứ tự: dịch quả > vỏ xanh > vỏ trắng. Nhìn chung, cam sành Trà Vinh có khả năng kháng oxy cao nhất (bao gồm vỏ và dịch quả).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên