Surveying and mapping biodiversity of vascular plants in the Can Tho city
Từ khóa:
Bản đồ, đa dạng sinh học, thực vật bậc cao, Thành phố Cần Thơ
Keywords:
Mapping, biodiversity, vascular plant, Can Tho city
ABSTRACT
The research on species elements of vascular plants was implemented from 2013 to 2014 in the Can Tho city. The potential biodiversity map was created based on 8 types of land use (classified based on 31 land use types presented on the current land use map of the city). The area was divided into 4 classes of potential diversity (high, medium, low and very low). From the potential biodiversity map, collecting sample sites were identified and totally 28 square areas (1km x 1km = 1km2) for collecting samples were chosen.
The results of the survey showed that there were 620 species elements in higher plant generation in total, in which flowering plants were the most popular with 581 species (293 species of Monocotyledons and 288 species of Magnoliopsida), followed by seed plants and fern species with 11 and 28 species identified, respecitvely. Hence, the map of the potential biodiversity of the city was built based on those survey results. The Phong Dien, O Mon, Thot Not and Thoi Lai districts were of the greatest number of species (from 249 to 439 species) where wide areas of orchards in Can Tho city and Au Island could be found. Among all habitats, wild garden and perennial plant garden were of the greatest diversity of elements of species (82 species) and the least was on vegetable land (with 9 species).
TÓM TẮT
Nghiên cứu khảo sát thành phần loài thực vật bậc cao được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2014 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học được xây dựng dựa trên 8 kiểu sử dụng đất (đã được nhóm lại từ 31 kiểu sử dụng đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Cần Thơ). Mức độ đa dạng được phân thành 4 cấp độ tiềm năng đa dạng sinh học (từ cao, trung bình, thấp và rất thấp). Từ bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học, các vị trí thu mẫu được chọn để nghiên cứu. Có 39 ô mẫu được khảo sát (diện tích mỗi ô mẫu là 1 km x 1 km = 1 km2).
Kết quả khảo sát cho thấy thành phần loài trong hệ thực vật bậc cao ở Cần Thơ có tổng cộng 620 loài. Trong đó, nhóm thực vật hạt kín nhiều nhất với số lượng là 581 loài (293 loài đơn tử diệp và 288 loài song tử diệp), nhóm hạt trần là 11 loài và nhóm dương xỉ là 28 loài. Từ kết quả này, bản đồ đa dạng thực vật bậc cao thành phố Cần Thơ được xây dựng. Vùng có số loài hiện diện tương đối cao (từ 249 đến 439 loài) là các huyện Phong Điền, Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai: nơi nổi tiếng với các vườn cây ăn trái với diện tích khá lớn trên địa bàn thành phố Cần Thơ và Cồn Ấu. Trong các sinh cảnh thì kiểu vườn tạp – vườn cây lâu năm có thành phần loài đa dạng nhất (82 loài), thấp nhất là đất trồng rẫy (9 loài).
Trích dẫn: Trần Thị Kim Hồng, Lê Trọng Thắng, Trương Thanh Tân, Bùi Trường Thọ và Nguyễn Văn Bé, 2017. Thành phần loài và sự phân bố của động vật đất phổ biến tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2): 104-112.
Trần Thị Kim Hồng, Trần Thị Ngọc Hằng, Quách Trường Xuân, 2015. Sinh khối rừng tràm Vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 63-68
Trần Thị Kim Hồng, Nguyễn Văn Bé, Dương Văn Ni, Nguyễn Bình Long, 2015. KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI) Ở CÁC ĐỘ DÀY THAN BÙN VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ, TỈNH CÀ MAU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 40: 92-100
Trích dẫn: Trần Thị Kim Hồng, Lê Trọng Thắng, Trương Thanh Tân, Bùi Trường Thọ và Nguyễn Văn Bé, 2017. Sự phân bố và thành phần loài nấm lớn tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2): 96-103.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên