Nghiên cứu về sự đa dạng các loài nấm lớn được thực hiện tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả khảo sát đã xác định được tổng số 94 loài nấm lớn thuộc 31 họ, 17 bộ, 2 lớp trong ngành Basidiomycotina (nấm đảm). Nguồn tài nguyên của khu hệ nấm lớn ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long khá đa dạng, gồm các nhóm nấm có ích: nấm ăn như Tremell mesenterica (Ngân nhĩ), Macrolepiota procera (nấm Ô lớn), Agaricus bisporus (nấm Mở); nấm dược liệu như Auricularia tenuis (Mộc nhĩ lông mịn giòn), Ganoderma sinense (Linh hi tím) và một số loài nấm vừa ăn được mà lại có tác dụng làm dược liệu như Lentinus sajo-caju (nấm phểu có vòng), Pleurotus pulmonarius (nấm Sò trắng), Termitomyces clypeatus (nấm Mối gan gà). Ngoài ra còn có các nhóm nấm có hại như: nấm độc, nấm phá hoại gỗ. Trong khu hệ còn có một số loài quý hiếm (R) có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Các thông tin thu thập được như vị trí xuất hiện, tên khoa học, tên địa phương, công dụng... đã được đưa vào cơ sở dữ liệu GIS.
Trích dẫn: Trần Thị Kim Hồng, Lê Trọng Thắng, Trương Thanh Tân, Bùi Trường Thọ và Nguyễn Văn Bé, 2017. Thành phần loài và sự phân bố của động vật đất phổ biến tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2): 104-112.
Trần Thị Kim Hồng, Dương Văn Ni, Phùng Thị Hằng, Lý Văn Lợi CTU, 2015. KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. MT2015: 200-207
Trần Thị Kim Hồng, Trần Thị Ngọc Hằng, Quách Trường Xuân, 2015. Sinh khối rừng tràm Vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 63-68
Trần Thị Kim Hồng, Nguyễn Văn Bé, Dương Văn Ni, Nguyễn Bình Long, 2015. KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI) Ở CÁC ĐỘ DÀY THAN BÙN VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ, TỈNH CÀ MAU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 40: 92-100
Trích dẫn: Trần Thị Kim Hồng, Lê Trọng Thắng, Trương Thanh Tân, Bùi Trường Thọ và Nguyễn Văn Bé, 2017. Sự phân bố và thành phần loài nấm lớn tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2): 96-103.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên