Biomass of Melaleuca forest at the U Minh Thuong National Part, Kien Giang Province
Từ khóa:
Chiều cao, đường kính, sinh khối, sinh trưởng, rừng tràm, U Minh Thượng
Keywords:
Biomass, diameter, forest, growth, height, Melaleuca forest, U Minh Thuong
ABSTRACT
Melaleuca cajuputi is a popular tree at the U Minh Thuong National Part, Kien Giang province.Melaleuca forest produces benefits both in terms of social and environmental values. Astudy on biomass above the ground of the Melaleuca cajuputi forest was conducted to estimate biomass of two groups of trees (i.e. under and over 10 years old). The results showed that, the average density of the trees were about 6.100 – 7.000 trees/ha. The average of tree’s diameter in the group of under and over 10 years old were of 4,56 cm and 5,48 cm, respectively. The older the trees, the greater the growth rate. The Melaleuca cajuputi biomass varied according to parts and age of tree. The highest percentage (of above the ground biomass) was in the stem (with 61,3% and 76,8% trees below and above 10 years old, respectively), successively followed by branches/twigs (with 21.6% and 12,6% trees below and above 10 years old, respectively) and leaves (with 17,1% and 10,6% trees below and over 10 years old, respectively). In addition, there is a close relationship between biomass and diameter and height of tree. Biomass above the ground of tree over 10 years old was greater than that under the 10 years old. The potential biomass were of 65,63 ton/ha and 89,98 ton/ha for the trees below and over 10 years old, respectively.
TÓM TẮT
Cây tràm Melaleuca cajuputi là loài cây phổ biến ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Rừng tràm vừa cho giá trị về mặt xã hội, vừa có giá trị về môi trường. Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất của cây tràm được thực hiện ở tràm nhỏ hơn 10 tuổi và tràm lớn hơn 10 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tràm ở Vườn quốc gia U Minh Thượng có mật độ rất dày, dao động từ 6.100 – 7.000 cây/ha. Đường kính trung bình của cây tràm nhỏ hơn 10 tuổi là 4,56 cm và cây tràm lớn hơn 10 tuổi là 5,48 cm. Chiều cao của cây có xu hướng tăng khi tuổi cây tràm tăng. Sinh khối của cây tràm phụ thuộc vào các bộ phận của cây và tuổi cây. Sinh khối cao nhất là ở phần thân (61,3% đối với cây tràm nhỏ hơn 10 tuổi và 76,8% đối với cây tràm lớn hơn 10 tuổi), kế đến là sinh khối ở phần cành, nhánh (đối với cây tràm nhỏ hơn 10 tuổi là 21,6% và đối với cây tràm lớn hơn 10 tuổi là 12,6%) và lá (17,1% đối với cây tràm nhỏ hơn 10 tuổi và 10,6% đối với cây tràm lớn hơn 10 tuổi). Các số liệu cho thấy có mối quan hệ giữa sinh khối cây tràm với đường kính và chiều cao của cây. Tổng sinh khối trên mặt đất của rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi là 65,63 tấn/ha nhỏ hơn tổng sinh khối ở rừng tràm lớn hơn 10 tuổi có giá trị là 89,98 tấn/ha.
Trích dẫn: Trần Thị Kim Hồng, Lê Trọng Thắng, Trương Thanh Tân, Bùi Trường Thọ và Nguyễn Văn Bé, 2017. Thành phần loài và sự phân bố của động vật đất phổ biến tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2): 104-112.
Trần Thị Kim Hồng, Dương Văn Ni, Phùng Thị Hằng, Lý Văn Lợi CTU, 2015. KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. MT2015: 200-207
Trần Thị Kim Hồng, Nguyễn Văn Bé, Dương Văn Ni, Nguyễn Bình Long, 2015. KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI) Ở CÁC ĐỘ DÀY THAN BÙN VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ, TỈNH CÀ MAU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 40: 92-100
Trích dẫn: Trần Thị Kim Hồng, Lê Trọng Thắng, Trương Thanh Tân, Bùi Trường Thọ và Nguyễn Văn Bé, 2017. Sự phân bố và thành phần loài nấm lớn tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2): 96-103.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên