Nông nghiệp Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong nền quốc gia, sự phát triển của nông nghiệp càng cao, thâm canh càng nhiều thì việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ngày càng nhiều trong quá trình sản. Trong thâm canh nông nghiệp, thuốc BVTV góp phần bảo vệ cây trồng, hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh. Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là vùng nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng khác nhau (hoa màu, cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày). Chính vì vậy, vấn đề phòng chống dịch bệnh trên các loại cây trồng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản luôn được người dân đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV và lạm dụng thuốc đã làm ô nhiễm nguồn nước và đất, gây mất cân bằng sinh thái, để lại dư lượng trong nông sản, gây độc cho người và nhiều loài động vật. Những năm gần đây, việc sử dụng thuốc BVTV có xu hướng gia tăng cả về chất lượng lẫn chủng loại. Năm 2015 có 1599 hoạt chất với 3663 tên thương phẩm bao gồm: thuốc trừ sâu, bệnh và trừ cỏ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015). Vào năm 2018 tiếp tục tăng lên khoảng 1636 hoạt chất với 3675 tên thương phẩm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018). Việc sử dụng thuốc BVTV đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng ẩn chứa các rủi ro về môi trường và sức khỏe con người. Chương sách này trình bày các tác động của tồn dư thuốc BVTV đế các loài động vật thủy sinh mà đặc biệt là các loài cá khi người dân sử dụng hóa chất BVTV.
Trích dẫn: Nguyễn Văn Công, Dương Trí Dũng và Huỳnh Công Khánh, 2020. Đặc điểm động vật đáy trên sông hậu trong phạm vi thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(4A): 10-17.
Nguyễn Văn Công, Nguyễn Thanh Phương, 2011. TỔNG KẾT MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT HOẠT CHẤT DIAZINON LÊN CÁ LÓC ĐỒNG (CHANNA STRIATA). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 17a: 133-140
Trích dẫn: Nguyễn Văn Công, Nguyễn Xuân Khuê, Huỳnh Thị Giàu, Nguyễn Đăng Khoa, Huỳnh Công Khánh, Huỳnh Văn Thảo, Nguyễn Thanh Giao, Trần Sỹ Nam, Phạm Quốc Nguyên và Mitsunori Tarao, 2019. Độc cấp tính và ảnh hưởng của Marshal 200sc lên hoạt tính cholinesterase và sinh trưởng cá rô phi (Oreochoromis niloticus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 135-141.
Nguyễn Văn Công, Ngô Tố Linh, 2010. KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHOLINESTERASE TRONG THỊT CÁ RÔ (ANABAS TESTUDINEUS) ĐỂ ĐÁNH DẤU ẢNH HƯỞNG PHUN THUỐC DIAZAN 60 EC TRÊN RUỘNG LÚA Ở QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 165-172
Nguyễn Văn Công, Phạm Quốc Nguyên , Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Võ Ngọc Thanh, 2011. ẢNH HƯỞNG CỦA CYPERMETHRIN LÊN TỶ LỆ SỐNG, TẦN SUẤT ĐỚP KHÍ TRỜI VÀ SINH TRƯỞNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS) GIAI ĐOẠN GIỐNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 19b: 197-208
Trích dẫn: Nguyễn Văn Công, Đào Kim Thoa, Trần Sỹ Nam và Mitsunori Tarao, 2020. Độc cấp tính và ảnh hưởng của quinalphos đến enzyme cholinesterase ở tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 20-28.
Nguyễn Văn Công, Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Thị Minh Hiếu, Nguyễn Hoàng Phúc, 2007. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC DIỆT ỐC LÊN NGƯỠNG OXY VÀ CƯỜNG ĐỘ HÔ HẤP CỦA CÁ LÓC (CHANNA STRIATA) VÀ CÁ RÔ (ANABAS TESTUDINEUS) GIỐNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 29-38
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên