Nghiên cứu này sử dụng nguồn sinh khối bèo tai tượng để tạo phân compốt và thử nghiệm phân ủ để trồng rau muống nhằm góp phần xử lý môi trường và tạo phân bón cho cây trồng. Thí nghiệm ủ phân được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong 21 ngày, gồm 3 nghiệm thức với 3 lần lặp lại: (1) 100% bèo tai tượng (C/N=28,2); (2) bèo tai tượng + bùn từ hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) sinh hoạt của thành phố Cần Thơ (C/N=25); (3) bèo tai tượng + bùn HTXLNT + Tricoderma - ĐHCT (C/N=25). Phân compốt được trộn với đất ở tỷ lệ 1 phân : 3 đất để thử nghiệm trồng rau muống. Kết quả cho thấy thời gian thích hợp cho ủ phân từ bèo tai tượng là khoảng 21 ngày trở lên. Chất lượng phân compốt ở các nghiệm thức có pH, % C, tỷ lệ C/N, kali hữu hiệu đều đạt chất lượng phân theo QCVN 01-189:2019/BNNPTNT. Ẩm độ còn khá cao, dao động từ 46,1-49,4%, nhưng hàm lượng đạm (1,72-1,81% N) và lân hữu hiệu (1,13-1,23% P2O5) thấp hơn QCVN 01-189:2019/BNNPTNT. Phân được ủ từ bèo hay bèo kết hợp bùn HTXLNT sinh hoạt có thể sử dụng trồng rau muống với năng suất thu hoạch lần đầu cao hơn 6,4-8,5 lần so với đối chứng không bón phân. Nghiên cứu chỉ ra tiềm năng sử dụng nguồn sinh khối bèo tai tượng để tạo phân compốt, góp phần xử lý môi trường và tạo phân bón cho cây trồng. Cần phối trộn thêm các loại phế thải khác có hàm lượng N và P cao hơn để nâng cao chất lượng phân bón. Từ khoá: Bèo tai tượng, phân ủ, rau muống, ẩm độ, tỷ lệ C/N, đạm tổng số, lân hữu hiệu.
Trích dẫn: Nguyễn Văn Công, Dương Trí Dũng và Huỳnh Công Khánh, 2020. Đặc điểm động vật đáy trên sông hậu trong phạm vi thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(4A): 10-17.
Nguyễn Văn Công, Nguyễn Thanh Phương, 2011. TỔNG KẾT MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT HOẠT CHẤT DIAZINON LÊN CÁ LÓC ĐỒNG (CHANNA STRIATA). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 17a: 133-140
Trích dẫn: Nguyễn Văn Công, Nguyễn Xuân Khuê, Huỳnh Thị Giàu, Nguyễn Đăng Khoa, Huỳnh Công Khánh, Huỳnh Văn Thảo, Nguyễn Thanh Giao, Trần Sỹ Nam, Phạm Quốc Nguyên và Mitsunori Tarao, 2019. Độc cấp tính và ảnh hưởng của Marshal 200sc lên hoạt tính cholinesterase và sinh trưởng cá rô phi (Oreochoromis niloticus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 135-141.
Nguyễn Văn Công, Ngô Tố Linh, 2010. KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHOLINESTERASE TRONG THỊT CÁ RÔ (ANABAS TESTUDINEUS) ĐỂ ĐÁNH DẤU ẢNH HƯỞNG PHUN THUỐC DIAZAN 60 EC TRÊN RUỘNG LÚA Ở QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 165-172
Nguyễn Văn Công, Phạm Quốc Nguyên , Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Võ Ngọc Thanh, 2011. ẢNH HƯỞNG CỦA CYPERMETHRIN LÊN TỶ LỆ SỐNG, TẦN SUẤT ĐỚP KHÍ TRỜI VÀ SINH TRƯỞNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS) GIAI ĐOẠN GIỐNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 19b: 197-208
Trích dẫn: Nguyễn Văn Công, Đào Kim Thoa, Trần Sỹ Nam và Mitsunori Tarao, 2020. Độc cấp tính và ảnh hưởng của quinalphos đến enzyme cholinesterase ở tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 20-28.
Nguyễn Văn Công, Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Thị Minh Hiếu, Nguyễn Hoàng Phúc, 2007. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC DIỆT ỐC LÊN NGƯỠNG OXY VÀ CƯỜNG ĐỘ HÔ HẤP CỦA CÁ LÓC (CHANNA STRIATA) VÀ CÁ RÔ (ANABAS TESTUDINEUS) GIỐNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 29-38
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên