Amoni được đưa vào trong nhiều Quy chuẩn Việt Nam. Amoni có thể trở nên độc cao khi chuyển sang NH3. Ở vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng biogas đang được tăng cường áp dụng. Nước thải sau biogas chứa hàm lượng amoni cao nên cần tìm giải pháp xử lý. Nghiên cứu này thử nghiệm khả năng hấp thu amoni của bèo tai tượng (Pistia stratiotes L.) nhằm làm cơ sở cho tiến tới ứng dụng bèo làm giảm amoni trong nước thải sau biogas. Amoni được pha từ NH4Cl (Merck) ở nồng độ 10 mgN/L để bố trí. Thí nghiệm gồm đối chứng (không bèo) và có bèo (8 cây - 127,8±1g). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần trong bể nhựa (57 x 38 x 30,5 cm3) và theo dõi trong 28 ngày. Kết quả cho thấy hiệu suất giảm tổng dạng đạm vô cơ (amoni, nitrite, nitrate) ở trường hợp không bèo là 37% và trường hợp có bèo là 68,5%; trong đó hiệu giảm amoni ở đối chứng là 45,4% và ở nghiệm thức có bèo là 92,5%. Sau 28 ngày thí nghiệm sinh khối tươi của bèo Tai tượng tăng 2 lần so với ban đầu. Có Bèo có thể sử dụng để thử nghiệm hấp thu amoni trong nước thải sau biogas.
Trích dẫn: Nguyễn Văn Công, Dương Trí Dũng và Huỳnh Công Khánh, 2020. Đặc điểm động vật đáy trên sông hậu trong phạm vi thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(4A): 10-17.
Nguyễn Văn Công, Nguyễn Thanh Phương, 2011. TỔNG KẾT MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT HOẠT CHẤT DIAZINON LÊN CÁ LÓC ĐỒNG (CHANNA STRIATA). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 17a: 133-140
Trích dẫn: Nguyễn Văn Công, Nguyễn Xuân Khuê, Huỳnh Thị Giàu, Nguyễn Đăng Khoa, Huỳnh Công Khánh, Huỳnh Văn Thảo, Nguyễn Thanh Giao, Trần Sỹ Nam, Phạm Quốc Nguyên và Mitsunori Tarao, 2019. Độc cấp tính và ảnh hưởng của Marshal 200sc lên hoạt tính cholinesterase và sinh trưởng cá rô phi (Oreochoromis niloticus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 135-141.
Nguyễn Văn Công, Ngô Tố Linh, 2010. KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHOLINESTERASE TRONG THỊT CÁ RÔ (ANABAS TESTUDINEUS) ĐỂ ĐÁNH DẤU ẢNH HƯỞNG PHUN THUỐC DIAZAN 60 EC TRÊN RUỘNG LÚA Ở QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 165-172
Nguyễn Văn Công, Phạm Quốc Nguyên , Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Võ Ngọc Thanh, 2011. ẢNH HƯỞNG CỦA CYPERMETHRIN LÊN TỶ LỆ SỐNG, TẦN SUẤT ĐỚP KHÍ TRỜI VÀ SINH TRƯỞNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS) GIAI ĐOẠN GIỐNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 19b: 197-208
Trích dẫn: Nguyễn Văn Công, Đào Kim Thoa, Trần Sỹ Nam và Mitsunori Tarao, 2020. Độc cấp tính và ảnh hưởng của quinalphos đến enzyme cholinesterase ở tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 20-28.
Nguyễn Văn Công, Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Thị Minh Hiếu, Nguyễn Hoàng Phúc, 2007. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC DIỆT ỐC LÊN NGƯỠNG OXY VÀ CƯỜNG ĐỘ HÔ HẤP CỦA CÁ LÓC (CHANNA STRIATA) VÀ CÁ RÔ (ANABAS TESTUDINEUS) GIỐNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 29-38
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên