Snakehead (Channa striata) is an obligatory airbreathing fish. This species can tolerate large fluctuation of environmental parameters such as temperature, pH, and dissolved oxygen. The snakehead fish widely distributes in the Mekong Delta and can be found in variety waterbodies. This species is a prefered food of most people in the Delta. Snakehead population has dramatically declined in both population zise and individial weight. Many possibilities can contribute to this degradation, including overfishing, using un-appropriate fishing methods, habitat loss, and toxic chemicals from agricultural crops etc. Review from available scientific publications shows that insecticide diazinon is very toxic to the species, particularly the started airbreathing stage and fingerling stage. Effects of this insecticide, which have been found to this species, include cholinesterase inhibition, growth inhibition, increased surfacing behaviors and mortality occurrent. It is an urgent need to put diazinon into the list of limited used pesticides; continue to conduct more researches on others animal to find out additional evidents for banning of use insecticide diazinon in Vietnam.
Title: Critical review effects of insecticides on snakehead fish (Channa striata)
TóM TắT
Cá lóc đồng (Channa striata) là loài hô hấp khí trời bắt buộc, chịu đựng được sự biến động lớn của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan và được tìm thấy ở nhiều loại hình thủy vực. Cá là loại thực phẩm ưa thích của đa số người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Quần thể cá lóc trong tự nhiên ngày càng giảm về số lượng quần thể và kích thước cá thể. Có nhiều nguyên nhân có khả năng ảnh hưởng đến sự suy giảm cá lóc trong tự nhiên như đánh bắt không hợp lý, khai thác quá mức, suy giảm nơi cư trú, sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong canh tác nông nghiệp... Qua tổng hợp kết quả từ các công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy thuốc BVTV chứa hoạt chất diazinon rất độc đối với cá, nhất là cá ở giai đoạn bắt đầu đớp khí trời và cá cỡ giống. Những ảnh hưởng mà sử dụng diazinon trên ruộng lúa có khả năng xảy ra đối với cá lóc đã được phát hiện bao gồm: ức chế enzyeme cholinesterase, làm giảm tăng trưởng, gia tăng tập tính đớp khí và có khả năng gây chết cá con khi nó được sinh sản trên ruộng. Trước mắt, việc đưa diazinon vào danh mục thuốc hạn chế sử dụng là rất cần thiết; đồng thời tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc này đến các loài thủy sinh vật khác để có đủ cơ sở cho việc đưa diazinon vào danh mục thuốc cấm sử dụng ở Việt Nam.
Từ khóa: Cá lóc, 96 giờ - LC50, cholinesteras, sinh trưởng, đớp khí
Trích dẫn: Nguyễn Văn Công, Dương Trí Dũng và Huỳnh Công Khánh, 2020. Đặc điểm động vật đáy trên sông hậu trong phạm vi thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(4A): 10-17.
Trích dẫn: Nguyễn Văn Công, Nguyễn Xuân Khuê, Huỳnh Thị Giàu, Nguyễn Đăng Khoa, Huỳnh Công Khánh, Huỳnh Văn Thảo, Nguyễn Thanh Giao, Trần Sỹ Nam, Phạm Quốc Nguyên và Mitsunori Tarao, 2019. Độc cấp tính và ảnh hưởng của Marshal 200sc lên hoạt tính cholinesterase và sinh trưởng cá rô phi (Oreochoromis niloticus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 135-141.
Nguyễn Văn Công, Ngô Tố Linh, 2010. KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHOLINESTERASE TRONG THỊT CÁ RÔ (ANABAS TESTUDINEUS) ĐỂ ĐÁNH DẤU ẢNH HƯỞNG PHUN THUỐC DIAZAN 60 EC TRÊN RUỘNG LÚA Ở QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 165-172
Nguyễn Văn Công, Phạm Quốc Nguyên , Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Võ Ngọc Thanh, 2011. ẢNH HƯỞNG CỦA CYPERMETHRIN LÊN TỶ LỆ SỐNG, TẦN SUẤT ĐỚP KHÍ TRỜI VÀ SINH TRƯỞNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS) GIAI ĐOẠN GIỐNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 19b: 197-208
Trích dẫn: Nguyễn Văn Công, Đào Kim Thoa, Trần Sỹ Nam và Mitsunori Tarao, 2020. Độc cấp tính và ảnh hưởng của quinalphos đến enzyme cholinesterase ở tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 20-28.
Nguyễn Văn Công, Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Thị Minh Hiếu, Nguyễn Hoàng Phúc, 2007. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC DIỆT ỐC LÊN NGƯỠNG OXY VÀ CƯỜNG ĐỘ HÔ HẤP CỦA CÁ LÓC (CHANNA STRIATA) VÀ CÁ RÔ (ANABAS TESTUDINEUS) GIỐNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 29-38
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên