Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
(2015) Trang: 111-119
Tạp chí: Hội nghị khoa học bảo vệ Thực vật toàn quốc, Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2015
Liên kết:

Nghiên cứu về dịch trích từ ba loại thực vật bao gồm sống đời (Kalanchoe pinnata) , cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides) và cỏ hôi (Eupatorium odoratum) được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhà lưới và ngoài đồng đã xác định nồng độ của các loại dịch trích có khả năng kích thích cây lúa kháng được nhiều bệnh (Phan Thị Hồng Thúy, 2009; Phan Thị Hồng Thúy và ctv, 2010; Hiệp Kỳ Dương, 2010; Nguyễn Kiết Tâm, 2010; Trần Thị Thu Thủy và ctv, 2014; Trần Thị Thu Thủy và ctv, 2015; Trần Thị Thu thủy và Nguyễn văn Phước, 2015). Trong đó, dịch trích từ cỏ hôi và cỏ cứt heo được tuyển chọn để đánh giá  trên 30 ruộng sản xuất với sự tham gia của 30 nông dân thuộc huyện Cờ Đỏ (thành phố Cần Thơ), huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) và huyện Gò Quao (Kiên Giang) đồng thời đánh giá nhận thúc của nông dân khi áp dụng hai loại dịch trích thực vật. Thí nghiệm được thực hiện trên giống lúa Jasmine 85, bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 10 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một ruộng (500 m2), gồm 4 nghiệm thức là (1) ngâm hạt với dịch trích cỏ hôi nồng độ 4% và phun qua lá với nồng độ 10% lúc 35 ngày sau sạ (NSS), (2) ngâm hạt với dịch cỏ cứt heo nồng độ 2,5% và phun qua lá với nồng độ 10% lúa 35 NSS, (3) đối chứng phun nước và (4) phun thuốc theo canh tác của nông dân. Kết quả cho thấy ngâm hạt và phun qua lá với dịch trích cỏ hôi và cỏ cứt heo giúp giảm bệnh cháy lá, đốm nâu, đốm vằn và cháy bìa lá trên giống Jasmin 85 với hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh của 2 lọai dịch trích trên và thay thay đổi tùy theo loại bệnh và địa điểm thí nghiệm. kết quà này được 56,67% nông dân cho rằng dịch trích thực vật có hiệu quả tốt; 26,67% cho rằng hiệu quả trung bình và 16,66% chưa rỏ hiệu quả vì cần phải theo dõi qua nhiều mùa vụ. 

Các bài báo khác
Số 11a (2009) Trang: 126-134
Tải về
Số 16b (2010) Trang: 138-146
Tải về
Số 07 (2007) Trang: 138-146
Tải về
Số 17a (2011) Trang: 155-163
Tải về
Số Nông nghiệp 2014 (2014) Trang: 204-211
Tải về
Số 36 (2015) Trang: 57-62
Tải về
2016 (2016) Trang: 118-128
Tạp chí: Hội thào quốc gia bệnh hại thực vật Việt Nam
2016 (2016) Trang: 50-56
Tạp chí: Hội thảo quốc gia bệnh hại thực vật Việt Nam
1 (2012) Trang: 211
Tạp chí: Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...