Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
ISBN 978 604 913 759 4 (2018) Trang: 1282-1288
Tạp chí: Khoa học và Công nghệ
Liên kết:

Chọn tạo giống đậu xanh bằng phương pháp đột biến bởi hóa chất Ethyl Methane Sulphonate đã được nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới. Việc lựa chọn và phát triển các đột biến thành các giống được đề xuất cho nông dân đã được thực hiện thành công trên nhiều quốc gia, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn còn ít thông tin. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tuyển chọn được từ 1 đến 2 dòng đậu xanh ĐX208 đột biến ngắn ngày, năng suất cao và cho trái chín đồng loạt. Đề tài gồm các nôi dung (i) đánh giá các thành phần năng suất, năng suất và đặc tính cho trái chín đồng loạt của 13 dòng đậu xanh ĐX208 đột biến ở M6; (ii) kiểm tra độ thuần của 13 dòng này bằng kỹ thuật SSR; (iii) xác định trình tự gen của 3 dòng đậu xanh đột biến tốt và giống ĐX208 (giống gốc) bằng dấu SNPs. Nội dung (i) được thực hiện vào vụ Đông Xuân 2015- 2016 tại Nông trại Thực nghiệm Khu 2 - Trường Đại học Cần Thơ. Mười ba dòng đột biến và giống đối chứng (ĐX208) được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 1 nhân tố, 3 lần lặp lại, khoảng cách gieo 45x20 cm, mật độ 22 cây/m2, diện tích 1 ô thí nghiệm là 9m2. Mức công thức phân bón được áp dụng 60N-60P2O5-40K2O. Kiểm tra độ thuần của các dòng đột biến được thực hiện tại phòng thí nghiệm Di truyền Chọn giống - Trường Đại học Cần Thơ và giải trình tự gen tại Công ty Sinh Hóa Phù Sa. Kết quả đã chọn được 4 dòng đậu xanh đột biến ở M6 (ĐX8-1-28-8B, ĐX6-5-1-10, ĐX4A-3-3-1, ĐX2-1-26-5) đáp ứng với mục tiêu đề ra như ngắn ngày (61-62 ngày), trái chín đồng loạt, năng suất của các dòng này dao động từ 2,99 – 3,29 tấn/ha, cao hơn so với năng suất của giống ĐX208 (đối chứng) (2,60 tấn/ha) (**p); Mười ba dòng ĐX208 đột biến ở M6 đều mang kiểu gen đồng hợp ở tính trạng khối lượng 1.000 hạt và ngày trổ hoa và kiểu gen giữa các dòng đột biến này đã thay đổi so với giống ĐX208 (giống gốc); Trình tự gen liên quan đến tính trạng khối lượng 1.000 hạt giữa 3 dòng đậu xanh đột biến và giống gốc đều khác nhau, dòng ĐX6-6-28-14 được xác định là khác biệt về mặt di truyền nhất so với giống ĐX208.

Các bài báo khác
Số 20b (2011) Trang: 150-159
Tải về
Số 20b (2011) Trang: 160-168
Tải về
Số 25 (2013) Trang: 168-172
Tải về
Số 26 (2013) Trang: 19-24
Tải về
Số 22b (2012) Trang: 54-62
Tải về
vol 1 (2024) Trang: 168-186
Tạp chí: Research Perspectives of Microbiology and Biotechnology Vol.1
vol 7 (2024) Trang: 1-20
Tạp chí: Research Advances and Challenges in Agricultural Sciences
01 (2021) Trang: 1-6
Tạp chí: Advances in Agriculture, Horticulture and Entomology
1 (2012) Trang: 77
Tạp chí: Hội nghị Khoa học 2012 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam
4 (2012) Trang: 53
Tạp chí: Tập chí Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Ngư
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...