Quần thể BC2F2 củ tổ hợp lai hồi giao lúa thơm kháng rầy nâu (ST5/OM4103//ST5) được sử dụng để khảo sát sự phân ly dựa vào 5 đặc tính nông học. Gen thơm được nhận diện bằng cách sử dụng 4 chỉ thị phân tử chuyên biệt (ESP, EAP, IFAP và INSP). Chỉ thị phân tử RM225 được dùng để xác định gen kháng rầy nâu. Kết quả phân tích cho thấy thời gian sinh trưởng và số bông/khóm có tính ổn định cao, trong khi tính trạng số hạt/bông có khả năng biến dị cao. Về kiểu gen, hầu hết các cá thể của tổ hợp lai đều có kiểu gen thơm là đồng hợp lặn giống mẹ (ST5) và không có cá thể nào mang kiểu gen không thơm giống bố (OM4103). Trong 20 dòng được khảo sát có 4 dòng được chọn loạc để tiếp tục lai tạo và phát triển thành giống lúa thơm kháng rầy nâu.
Trương Trọng Ngôn, Trần Thị Thanh Thủy, 2011. PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ VIỆC XÂY DỰNG TẬP ĐOÀN LÕI CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG ĐẬU NÀNH (GLYCINE MAX (L.) MERRILL). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 20b: 150-159
Trương Trọng Ngôn, Trần Thị Thanh Thủy, 2011. PHÂN TÍCH QUAN HỆ DI TRUYỀN GIỮA CỞ HẠT VỚI HÀM LƯỢNG DẦU VÀ THÀNH PHẦN ACID BÉO CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU NÀNH (GLYCINE MAX (L.) MERRILL). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 20b: 160-168
Trương Trọng Ngôn, Nguyễn Trí Yến Chi, 2013. KHẢO SÁT BIẾN DỊ DI TRUYỀN CỦA 15 GIỐNG ĐẬU XANH (VIGNA RADIATA) CÓ TRIỂN VỌNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 25: 168-172
Trương Trọng Ngôn, Nguyễn Trí Yến Chi, 2013. Tương tác kiểu gen - môi trường và phân tích tính Ổn định của 15 giống đậu xanh có triển vọng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 19-24
Trương Trọng Ngôn, 2012. PHÂN TÍCH BIẾN DỊ DI TRUYỀN Ở DẠNG VÀ SỐ TRÁI ĐẬU NÀNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG VIỀN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22b: 54-62
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên