Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa trọng điểm của Việt Nam, trong đó tỉnh An Giang đóng vai trò quan trọng vào sản lượng lúa gạo lẫn phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chiến lược sản xuất thâm canh hiện nay của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chưa mang lại hiệu quả cao trong canh tác lúa. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng canh tác lúa vụ Thu Đông của tỉnh An Giang. Thông tin được thu thập từ 68 hộ dân canh tác lúa tại 09 huyện bằng phương pháp chọn mẫu theo ngẫu nhiên thuận tiện. Thông tin được thu thập thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn trên các nền tảng email, Facbook và Zalo. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để đánh giá hiện trạng sản xuất lúa và phân tích phương sai (ANOVA) được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu đầu vào và đầu ra của sản xuất lúa. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông dân gieo sạ dày, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật vượt mức khuyến cáo. Ngoài ra, diện tích canh tác còn nhỏ lẻ và các giống lúa được sử dụng thiếu đa dạng, phổ biến là các giống lúa chất lượng thấp. Nhìn chung, hiệu quả kinh tế còn thấp, hiệu quả đồng vốn chưa có lợi cho người nông dân canh tác lúa.
Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Diệu Tánh, 2012. KHẢO SÁT TÍNH TRẠNG BẠC BỤNG THEO CÁC VỊ TRÍ KHÁC NHAU TRÊN GIỐNG LÚA THƠM MTL250. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 137-144
Nguyễn Thành Tâm, Đặng Kiều Nhân, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP VÀ MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NẾP TẠI THỦ THỪA, LONG AN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 53-57
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên